--> -->

NGƯT Nguyễn Thị Thông: Ngọn lửa nghề cháy mãi

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành giáo dục sau 35 năm công tác với Giải thưởng Vinh quang Việt Nam lần thứ XII, nhà giáo ưu tú (NGƯT) Nguyễn Thị Thông tuy về hưu mà lòng yêu nghề, yêu trẻ cứ vấn vương trong lòng. Những cống hiến to lớn của bà là ngọn lửa sáng để các thế hệ học trò sống tốt hơn, cống hiến nhiều hơn và trách nhiệm cao hơn.
Giải bóng bàn, cầu lông CBGVNV ngành Giáo dục quận Cầu Giấy
Chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên

Là người con vùng biển Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), mảnh đất luôn gánh chịu những tai ương từ mắt bão tàn phá nặng nề, thế cho nên NGƯT Nguyễn Thị Thông (SN 1946, nguyên là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Lộc), thấu hiểu nỗi vất vả, lam lũ của những ngư dân bám biển mưu sinh.

Sau 5 năm kể từ khi trận cuồng phong tàn phá xã nghèo Ngư Lộc (giai đoạn 1996 – 2001), các gia đình gặp khó khăn, hộ nghèo chiếm hơn 40%, riêng trẻ em ngoài việc đói ăn, đói mặc thì còn đối mặt với việc đói chữ…

NGƯT Nguyễn Thị Thông:  Ngọn lửa nghề cháy mãi
Cô giáo Nguyễn Thị Thông dạy học cho học sinh miền biển.

Từ suy nghĩ phải làm việc nào đó có ý nghĩa cho quê hương, vậy là sau khi nghỉ hưu tháng 9.2001, cô giáo Nguyễn Thị Thông có ý tưởng mở lớp dạy miễn phí cho người dân. Điều đặc biệt tại lớp học của cô chính là các lớp xóa mù chữ và phổ cập tiểu học miễn phí cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt và người dân nghèo.

Lớp đầu tiên được mở ngày 10.2.2002, có 16 em thuộc diện hộ nghèo, trong đó, có một số em mồ côi cả cha và mẹ. Những ngày đầu, lớp học đối mặt với khó khăn “5 thiếu”: Thiếu lớp, thiếu bàn ghế, thiếu sách, trình độ học vấn yếu, thiếu sự quan tâm của gia đình.

Để khắc phục khó khăn, cô giáo Thông đã báo cáo chính quyền địa phương hỗ trợ địa điểm, bàn ghế và sách giáo khoa, đồng thời vận động ngư dân trong xã cho con em tới lớp. Nhờ sự chung tay của cộng đồng, lớp học đã trở thành “ngôi nhà thứ hai” của những em nhỏ khát khao con chữ nơi miền biển nghèo khó.

Sau 14 năm dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, người khuyết tật đã có 97 em học sinh (độ tuổi 11- 16) biết chữ, các em đều học hết chương trình của lớp 5, trong tổng số đó có 35 học sinh chuyển lớp trung học cơ sở. Bên cạnh đó, 64 người lớn ở mọi lứa tuổi được học lớp bổ túc biết chữ. Từ cơ sở giảng dạy tự túc, cô giáo Thông trở thành “hạt nhân” của phong trào môi trường xã hội học tập cộng đồng.

Từ năm 2010, xã Ngư Lộc xây Trung tâm học tập cộng đồng, lớp cô Thông được chuyển lên Trung tâm học. Cơ sở vật chất khang trang, sách vở đầy đủ đã giúp cô và trò có thêm động lực giảng dạy và học tập. Riêng năm học 2015 - 2016, cô mở được thêm 2 lớp học tình thương cho 5 em khuyết tật và lớp xóa mù chữ cho 12 học sinh đủ mọi lứa tuổi.

Cô giáo Thông tận tâm yêu thương học trò như con cháu ruột thịt, không quản ngại nắng mưa cưu mang các em, vận động hỗ trợ quần áo, sách vở cho học sinh nghèo…Đến nay, dù đã gần 70 tuổi, cô giáo Thông vẫn đứng lớp giảng dạy. Tình thầy – trò ở miền quê nghèo như ngọn lửa mãi cháy về sự nghiệp trồng người.

Điều bà giáo Thông trăn trở là, hiện xã Ngư Lộc còn nhiều người chưa biết chữ. Vì vậy, công tác phổ cập giáo dục cần phải được chính quyền triển khai sâu rộng hơn. Với cô Thông, trong một xã có 17.000 người, thì mỗi nhà giáo không chỉ góp phần trách nhiệm để xây dựng xã hội học tập, giúp cho nhà trường hoàn thành vững chắc phổ cập giáo dục, không để các em trong độ tuổi thất học, dạy người lớn biết chữ, mà còn góp phần cùng địa phương xây dựng xã hội học tập.

“Và nếu làm được như vậy, 3 người thầy dạy bổ túc văn hóa, thì xã tôi “vơi” người mù chữ” – cô giáo Thông chia sẻ.

Tuấn Minh

Nên xem

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 31.454 lao động, tăng 21,62% so với cùng kỳ năm 2024, tăng 33,4% so với tháng trước.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt 2 Nghị quyết quan trọng

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt 2 Nghị quyết quan trọng

Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội được huy động tích cực tham gia giám sát thi hành pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” trong thời kỳ mới.
Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi”  đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

Xác định thi đua là động lực cho sự phát triển, thời gian qua Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh các phong trào thi đua, trong đó có phong trào “Công nhân giỏi”, đạt những hiệu quả thiết thực.

Tin khác

Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Đã 24 năm gắn bó với ngành Y tế, gắn bó với Trạm Y tế phường Dương Nội (quận Hà Đông - TP.Hà Nội), y sĩ Dương Thị Nguyên luôn tận tâm, hết lòng với công việc. Sự giản dị, gần gũi, ân cần đối với mỗi người bệnh giúp chị Nguyên tạo dựng lòng tin đối với người dân và sự cảm phục, yêu mến của đồng nghiệp.
Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Trong quá trình chỉ huy chữa cháy tại khu nhà xưởng (số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), bị mảnh kính vỡ do tác động của nhiệt lượng lớn, làm bắn vào vai trái và gây thương tích.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động