Người vay thiệt vì quản vẫn không chặt
Cẩn trọng bị lừa khi sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng | |
Có thể vay tiền đi du lịch đến 100 triệu đồng | |
Dịch vụ vay tiêu dùng tăng đột biến dịp tết |
Lãi suất “cắt cổ” người tiêu dùng?
Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD - Bộ Công Thương), hiện nay việc các đơn vị cho vay kết hợp với các đơn vị bán hàng để triển khai các gói vay mới, giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, là một trong những điểm tích cực được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng nhưng lại đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro.
Mua xe máy trả góp được nhiều công ty tài chính cho vay tiêu dùng. Ảnh mang tính chất minh họa |
Chưa đề cập đến việc các tờ rơi, quảng cáo cho vay tiêu dùng dán khắp các con đường, ngõ hẻm trên địa bàn thành phố, chỉ cần dạo qua một số các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích hay các siêu thị…người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với những lời mời chào mua hàng với lãi suất thấp. Đặc biệt, với sự hỗ trợ nhanh chóng và tiện lợi từ các gói vay tiêu dùng thông qua hình thức vay bằng tín chấp, với thủ tục đơn giản, đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Để tiếp cận được một món vay tiêu dùng cho việc mua sắm, trả góp một mặt hàng nào đó, người tiêu dùng chỉ cần chứng minh thư, hộ khẩu, bằng lái xe, hóa đơn thu tiền điện, tiền nước…người tiêu dùng nhanh chóng được xét hồ sơ cho vay mua trả góp từ các sản phẩm trị giá vài triệu đồng, cho đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, lãi suất là điều mà người vay tiêu dùng lại ít quan tâm nhất bởi, họ thường không tìm hiểu kỹ và thiếu kiến thức về tài chính tiêu dùng.
Đề cập đến mức lãi suất cho vay do các công ty tài chính triển khai, tại buổi tọa đàm “Tài chính tiêu dùng an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng”, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện lãi suất cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính đang quá cao, thấp nhất cũng xấp xỉ 30%, có nơi còn trên 40%. Trong khi đó, lãi suất bình quân cho vay tại các ngân hàng theo thống kê đến cuối năm 2017 chỉ là 9,988%/năm. |
Chị Lê Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy) cho biết, đang có nhu cầu mua một chiếc xe máy để thuận tiện hơn cho việc đưa đón con, chị Vân nhận được tư vấn từ nhân viên tín dụng của một công ty chuyên cho vay. Mặc dù các thông tin được nhân viên tư vấn đưa ra rất nhiều nhưng chị không hiểu lắm và chỉ quan tâm đến việc tổng giá trị chiếc xe mình mua và số tiền phải trả trong thời hạn bao lâu.
“Tôi chọn mua một chiếc xe máy nhãn hiệu Yamaha với mức giá 29.200.000 đồng, tôi trả trước số tiền là 9.200.000 đồng, số còn lại tôi trả góp trong vòng 2 năm với mức trả hàng tháng là 1.170.000 đồng/1 tháng. Tuy nhiên, sau 6 tháng tôi đã thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Thế nhưng khi thanh toán, tôi vẫn phải trả số tiền là 17 triệu đồng, thậm chí còn phải nộp phạt vì trả trước thời hạn, tính ra lãi suất cho vay như vậy là quá cao”- chị Vân chia sẻ.
Không chỉ riêng chị Vân, rất nhiều người tiêu dùng khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự bởi việc tiếp cận nguồn vốn vay đơn giản, thuận lợi. Thậm chí, nhiều người còn được mời chào vay tiêu dùng với mức trả lãi suất hàng tháng 0%...
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một nhân viên công ty tài chính tại Hà Nội cho biết, hiện mức lãi suất phẳng cho vay áp dụng với mua hàng trả góp là 3,02%/tháng (tương đương 36,24%/năm). Thậm chí, số liệu được đưa ra từ Cục CT&BVNTD cho thấy, thì mức lãi suất của các công ty tài chính hiện tại còn cao hơn rất nhiều với mức từ 55% - 84%/năm.
Đề cập đến mức lãi suất cho vay do các công ty tài chính triển khai, tại buổi tọa đàm “Tài chính tiêu dùng an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng”, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện lãi suất cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính đang quá cao, thấp nhất cũng xấp xỉ 30%, có nơi còn trên 40%.
Trong khi đó, lãi suất bình quân cho vay tại các ngân hàng theo thống kê đến cuối năm 2017 chỉ là 9,988%/năm. Đặc biệt, người đi vay chủ yếu là những người lao động có thu nhập thấp, thiếu kiến thức về tài chính…với mức lãi suất lớn như vậy, tiền lãi mà người vay phải trả chẳng mấy sẽ bằng tiền gốc cho vay. Như vậy, người vay khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Người tiêu dùng đang bị xâm hại nghiêm trọng
Theo báo cáo từ Cục CT&BVNTD, thời gian qua, Cục liên tiếp nhận được phản ánh liên quan đến vấn đề vi phạm, xâm hại nghiêm trọng quyền lợi người tiêu dùng từ các hợp đồng vay tài chính. Đặc biệt, việc xâm hại này đang có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Cụ thể, trong quá trình vay tiêu dùng, người tiêu dùng thường không được nhân viên tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn. Đơn cử như việc, khi tư vấn nhân viên cam kết mức lãi suất mà người tiêu dùng phải trả chỉ trong vòng 1 – 2%, thậm chí nhiều người tư vấn còn không xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu. Trên thực tế, mức lãi suất thể hiện trên hợp đồng thường rơi vào khoảng 6%/tháng và khi kiểm tra hợp đồng, nhiều người tiêu dùng mới tá hỏa vì mức lãi suất cho vay khá cao.
Anh Duy Khánh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm) từng vay tiêu dùng cho biết, khi làm hợp đồng vay tiêu dùng chúng tôi thường bị nhân viên tư vấn thúc giục ký hợp đồng nhanh chóng, khi đó, nhiều người đọc nội dung hợp đồng còn chưa kịp hiểu, khiến phải chịu mức lãi suất cao mà không biết.
Thậm chí, sau khi ký hợp đồng vay tiêu dùng, chúng tôi cũng không được nhân viên tư vấn giao, cũng như không được cho sao lưu cho bản hợp đồng gốc để lưu giữ, mà chỉ được giữ bản phô tô không có dấu với lý do: Chuyển về công ty để lấy dấu, sau đó sẽ gửi lại theo đường bưu điện…tuy nhiên, sau đó thì chúng tôi không nhận được gì.
“Hàng tháng chúng tôi vẫn đóng tiền lãi, tiền gốc theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, nếu tháng nào đó đến hạn trả lãi mà bạn quên chưa đóng, hoặc vì một lý do nào đó chưa kịp đóng tiền, thì chỉ 1 – 2 ngày sau điện thoại sẽ bị khủng bố liên tục bằng các cuộc gọi từ công ty tài chính. Không chỉ gọi liên tục, các nhân viên còn nói những lời nói rất khó nghe, thậm chí là dọa dẫm người vay, bởi lẽ những thông tin cá nhân khi vay đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ. Tôi nghĩ, nếu không có những chế tài đủ mạnh, thì quyền lợi người tiêu dùng khi vay vốn tiêu dùng chắc chắn sẽ còn bị xâm hại nhiều hơn trong thời gian tới”, anh Khánh bức xúc.
Trước vấn đề này phía đại diện Cục CT&BVNTD cũng cho rằng, thời gian gần đây Cục cũng đã nhận được những khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hành vi thu hồi nợ của các bên liên quan, trong đó, phố biến nhất là việc người đi vay, bạn bè, người thân của người đi vay liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn có nội dung đe dọa, quấy rối, làm phiền…thậm chí, khi có phát sinh người tiêu dùng còn gặp phải khó khăn trong việc phản ảnh và làm việc với đơn vị tài chính.
Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có tính chuyên môn cao. Theo các chuyên gia kinh tế, để giám sát và quản lý giao dịch này, hợp đồng cho vay là tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên, cũng như là bằng chứng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, trước khi ký hợp đồng, người tiêu dùng cần trang bị kỹ các kiến thức, hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trong những giao dịch tài chính, đặc biệt là những người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa.
Đặc biệt, cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng và xã hội hiểu rõ bản chất, vai trò của tài chính tiêu dùng. Và quan trọng nhất, đó chính là việc sớm hoàn thành khung pháp lý và các biện pháp chế tài liên quan. Có như vậy, người tiêu dùng mới thực sự an tâm khi tiếp cận vay vốn tiêu dùng cho mục tiêu cá nhân.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52