-->

Người tìm vẻ đẹp Hà Nội qua tranh vải

(LĐTĐ) Rất nhiều họa sĩ đã sáng tác về đề tài Hà Nội và nhiều người đã tạo dựng được tên tuổi. Trần Thanh Thục - một họa sĩ ở dòng tranh cắt vải hiếm hoi cũng đi tìm vẻ đẹp thành phố thân yêu theo cách riêng của mình bằng tranh trường cảnh, được cắt ghép bởi hàng nghìn chi tiết nhỏ.
nguoi tim ve dep ha noi qua tranh vai Hà Nội qua mắt nhìn của hoạ sĩ trẻ người Nga
nguoi tim ve dep ha noi qua tranh vai Xuống phố Hà Nội cùng hoạ sĩ Phạm Bình Chương

1. Là người tự đi con đường độc đạo, từ hơn 30 năm qua, họa sĩ Thanh Thục đã tìm cách để những miếng vải cắt ghép với nhau. Chỉ cần đôi bàn tay khéo léo pha trộn màu sắc uyển chuyển từ vải vụn, không cần dùng thêm bất kỳ một phụ liệu nào khác, tranh của chị vẫn sắc, vẫn thắm, có hồn và ngôn ngữ riêng. Chính những bức tranh vải đó đã nói được nhiều điều, giúp chị chuyển tải được tâm nguyện là ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống, tình yêu thiên nhiên.

nguoi tim ve dep ha noi qua tranh vai
Họa sĩ Thanh Thục người đam mê với dòng tranh cắt vải. Ảnh: Miên Ngô

Đặc biệt trong cả trăm bức tranh vải lớn nhỏ, Thanh Thục dành một phần rất lớn để lưu giữ những vẻ đẹp Hà Nội. Đó có thể là những góc phố rêu phong, những con đường heo hút hơi may mùa đông lá bàng rực đỏ. Hay đó là tà áo dài thiếu nữ thướt trong mùa xuân ngọt lành… Những vẻ đẹp của truyền thống Hà Nội từ lâu đã trở thành đề tài cho tranh của chị, là điểm nhấn trong sáng tạo và chuyển tải được thông điệp: Hãy chung tay gìn giữ những vẻ đẹp truyền thống, ký ức xưa cũ.

Tôi đã ngắm nhiều tranh của họa sĩ Thanh Thục trong các triển lãm gần đây, cũng mê man với nhiều bức tranh trong căn nhà của chị, mà Thanh Thục đã cần mẫn bền bỉ đan bện bằng niềm đam mê và cả tâm hồn của một người phụ nữ nhạy cảm. Chiêm ngưỡng bức “Hồ Gươm Hà Nội chiều thu” sẽ thấy ánh lên vẻ kỳ công của đôi bàn tay khéo léo, không chỉ biết tưởng tượng, mà còn làm chủ được sắc màu. Thanh Thục tâm sự: “Vẽ hay chụp tháp Rùa ở Hồ Gươm đã nhiều người làm và nhiều bức rất đẹp nên khi thực hiện tôi bị áp lực là mình không thể làm qua quýt. Tôi đã thai nghén suốt hai năm. Vì sao phải lâu đến vậy? Vì thật sự, để thể hiện bằng bột màu hay các chất liệu khác thì dễ hơn, chứ với chất liệu vải thì cực kỳ khó”, Thanh Thục cho biết.

Quả thực, càng ngắm “Hồ Gươm Hà Nội chiều thu”càng thấy sự kỳ công của chị. Bức tranh tạo được ấn tượng cho người xem, với tháp Rùa thâm nghiêm soi bóng, vừa có chiều sâu, vừa có sức gợi. Vừa tả một biểu tượng vừa gợi nỗi niềm của người yêu lắm thiên nhiên và không gian Hồ Gươm.

Một bức ảnh khác, cũng có sức gợi về một vùng ký ức là “Hà Nội mùa thay lá” - Mô tả một trường cảnh như người con gái đứng từ ban công nhìn ra phía xa, với một không gian khá trầm của sắc thu, những chiếc lá bàng chiếu ngược sáng trở nên đỏ sẫm. Một điểm nhấn khá sinh động là hình ảnh nhóm thiếu nữ thướt tha mặc áo dài trong khung trời khá êm đềm, làm cho con phố thu trở nên sinh động hơn.

Rồi bức “Hà Nội sớm mùa đông” có nét gì đó trầm buồn, như là tiếng nói khắc khoải của một người từng đắm đuối với rất nhiều hình ảnh thân thuộc của Hà Nội những năm 1980. “Tôi yêu và muốn thể hiện sinh động những nét sinh hoạt đời thường của Hà Nội. Hà Nội thật sự là đề tài vô tận cho các ngành nghệ thuật. Hiện nay tôi đang thực hiện bức “Ô Quan Chưởng”, cũng tốn khá nhiều tâm huyết”, Thanh Thục bộc bạch.

2. Xin khái quát vài nét về họa sĩ Thanh Thục. Chị quê gốc ở Nam Định, khi học hết lớp bảy thì thi đỗ vào hệ Trung cấp (học 5 năm) của Trường Mỹ thuật Yết Kiêu. Đến bây giờ, nhớ lại cái ngày năm 1976 được ra Hà Nội học ngành mình yêu thích, họa sĩ Trần Thanh Thục vẫn nhớ cảm giác sung sướng, hạnh phúc. Sau khi ra trường, chị trở thành một công chức nhà nước nhưng vẫn duy trì niềm đam mê bằng tranh bột màu. Rồi chị đã tìm được đường đi riêng cho mình.

Thanh Thục kể: “Tôi phát hiện ra vải cũng có thể trở thành một chất liệu để sáng tác hội họa trong một lần đến nhà bạn làm thợ may chơi, ngồi trò chuyện với bạn, buồn tay mới lấy kéo cắt những mảnh vải vụn và ghép thành một bức tranh phong cảnh làng quê trữ tình. Khi nhận ra hiệu ứng thẩm mĩ bất ngờ từ những mẩu vải vụn, lại được sự cổ vũ động viên nhiệt tình của bố và cả gia đình, tôi bắt đầu sưu tầm những mẩu vải vụn có họa tiết và cắt dán”.

nguoi tim ve dep ha noi qua tranh vai
Bức tranh Hồ Gươm chiều thu gợi tả “chất” Hà Nội. Ảnh: Miên Ngô

Lúc làm tranh, chị giam mình trong kho vải, bịt khẩu trang, cần mẫn bới bới, ghép ghép như một bà đồng nát. Ở Việt Nam từng có một số họa sĩ làm tranh vải, nhưng là tranh khổ nhỏ, cắt ghép không cầu kỳ. Còn Thanh Thục thực hiện những bức trường cảnh tốn nhiều công sức. Mỗi một góc ảnh cũng chính là một bức tranh phong cảnh nhỏ. Tưởng là dễ nhưng để tìm được những miếng vải, những họa tiết vải ưng ý có thể ghép vào bức tranh một cách nhuần nhuyễn thật không dễ dàng.

Thanh Thục tâm sự: “Khó khăn nhất là tìm họa tiết, hoa văn cho đề tài mình theo đuổi. Nếu đang thực hiện một bức mà chưa tìm thấy một miếng vải ưng ý thì phải dừng lại. Vậy nên cùng lúc có thể tôi làm vài bức, để khi làm bức này thì tìm nốt chi tiết cho bức kia. Tôi rất yêu những chi tiết mà các nhà thiết kế đã in lên các tấm áo dài, khăn quàng cổ. Đó là nguồn chất liệu vô cùng phong phú cho việc sáng tạo của tôi”.

Để tạo thành một lối đi riêng, Thanh Thục tự thấy mình là người cần mẫn và may mắn bởi trong trường không dạy làm dòng tranh này. Bên ngoài đời, chị cũng chưa từng được họa sĩ nào chỉ dạy. Chị tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm rồi đưa ra công chúng để tìm sự góp ý. Năm 2002, có một đôi vợ chồng khách người Thụy Điển, đã đến và mua cùng lúc 8 bức tranh cắt vải, khiến Thanh Thục mừng “muốn đứng tim”. Đó là một sự khích lệ vô cùng lớn lao, giúp chị có thêm động lực, tự tin làm việc.

Thanh Thục còn nói rằng, làm tranh cắt vải cũng lạ lắm. Chị thường lắng lại trong mình những hình ảnh, những kỷ niệm những vùng miền đã đi qua. Cũng như nhiều nghệ sĩ, chị đi để trải nghiệm để làm giàu cảm xúc và còn để tìm kiếm, thu lượn những mảnh vải nằm rải rác đâu đó khắp những chợ vải, những hiệu may. Rồi khi đã định hình được ý tưởng, chị bắt đầu soạn xem với đề tài này thì họa phẩm đã đáp ứng được bao nhiêu, bởi họa phẩm đã được mặc định. Miếng họa tiết này chị có thể dùng làm mái nhà, miếng kia làm bức tường loang lổ rêu phong.

Chúng chỉ bé thế thôi, không thể thay đổi chúng thì chị phải thay bố cục bức tranh. Vì thế tranh của chị không bao giờ có phác thảo. Vì phác thảo rồi lấy đâu họa tiết mà thể hiện. Trong tranh của chị, hoa văn, họa tiết và ý tưởng cứ nương nhau, rồi từng tầng màu, từng tầng hình dần hiện ra. Khó khăn là thế nhưng tranh cắt vải lại có sức lôi cuốn kỳ lạ. Mỗi tấm vải khi ra đời đã được một nhà tạo mẫu tài ba trăn trở, tâm huyết. Những họa tiết vải dùng cho tranh khi tìm rất khó nhưng tìm được thì rất đẹp. Được thừa hưởng những điều thú vị phong phú từ vải là điều rất may mắn.

Tranh cắt vải kén người, đòi hỏi thời gian, tình yêu, sự cẩn trọng trong từng đường kéo... Nhưng trái ngọt tranh trao tặng cho ta cũng thật đáng giá. Người xem tranh vải ở các triển lãm hay ngắm nhìn thật gần, nghiêng bên này, bên kia để chắc chắn rằng tranh chỉ là những sắc vải xếp cạnh nhau. Không hề có một chút màu vẽ nào. Và sẽ thích thú nắm tay tác giả mà chúc mừng. Người làm nghệ thuật chỉ mong được khán giả đón nhận và trân trọng sức lao động như thế…

Họa sĩ Thanh Thục vẫn tiếp tục mảng tranh về đề tài Hà Nội, hướng tới triển lãm riêng. Chị bảo mình mang ơn thành phố đã thắp ước mơ và cho chị rất nhiều kỷ niệm của một thời nhiều khát vọng. Chị yêu những con phố cũ, phố cổ, những hàng cây và những nét đẹp giản dị của thành phố nghìn năm văn hiến.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động