Người tiêu dùng có thêm lựa chọn từ mô hình cửa hàng tiện ích
Cần quản lý chặt việc gắn tem rau sạch | |
Ngày hội Hành động xanh giúp người tiêu dùng giải pháp tiết kiệm điện năng |
Người dân hài lòng
Một điều dễ nhận thấy là các cửa hàng tiện ích này nằm ở khu dân cư đông đúc, mức tiêu dùng từ trung bình trở lên như những khu phố, tầng 1 khu chung cư,...Đơn cử như hệ thống cửa hàng tiện lợi Co.op Food, Vinmart+, B’smart mọc lên ở khắp ngõ ngách của Thủ đô Hà Nội đã chứng tỏ sự nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân. Trong đó Vinmart+ được biết đến là thương hiệu bán lẻ của tập đoàn Vingroup với hệ thống các siêu thị mini và cửa hàng tiện ích có quy mô nhỏ và đầy đủ mọi mặt hàng thiết yếu.
Cửa hàng tiện ích đang chiếm cảm tình của những người dân Thủ đô. Ảnh minh họa. |
Ghi nhận của phóng viên khi mục sở thị tại các cửa hàng tiện ích trong Khu đô thị Linh Đàm quận Hoàng Mai thì nguồn hàng ở đây khá phong phú, với các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, rau củ quả, thịt, mắm muối, bánh kẹo,... Ngoài ra, cửa hàng còn có thêm các dịch vụ khác như thu tiền điện thoại, mạng Internet,...
Tỏ ý hài lòng, chị Hà – một cư dân của HH4 (Linh Đàm) cho biết: “Với hình thức thanh toán bằng máy tính, có thẻ tích điểm nên ngoài tiện lợi cho việc mua sắm hằng ngày thì mỗi tuần, bé nhà tôi luôn được nhận một món quà nhỏ - hưởng lợi từ thẻ tích điểm mỗi lần mẹ đi mua sắm khiến bé vô cùng thích thú...”
Một điều rõ nhận thấy là trong cuộc cạnh tranh thị phần Hà Nội, hệ thống cửa hàng tiện ích này nhắm tới những gia đình trẻ có thu nhập trung bình trở lên, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng là muốn mua sắm nhanh, đầy đủ các loại sản phẩm cơ bản, dịch vụ khách hàng tốt và cơ sở vật chất tiện nghi. Vì thế không ngạc nhiên khi dãy hàng thực phẩm tại các cửa hàng tiện ích với gói thực phẩm như rau, thịt cá của cửa hàng đã được làm sạch, đóng gói cẩn thận, người mua chỉ việc về rửa hoặc chế biến ngay để tiết kiệm thời gian luôn đắt hàng và được các bà nội trợ tin dùng.
Phát huy lợi thế “gì cũng có”
Th.s Nguyễn Hoàng Giang cũng cho rằng, bài toán đặt ra là làm thế nào để tăng cường các dịch vụ cũng như cung cấp giá trị cho mỗi chuyến mua hàng của người tiêu dùng. Đó có thể là những lợi ích về tinh thần như phong cách phục vụ thân thiện hay tích hợp nhiều ngành nghề khác trong không gian của cửa hàng tiện ích như tiệm thuốc, bán thẻ điện thoại, wife miễn phí... |
Bên cạnh đó, với ưu điểm “gì cũng có”, mô hình này đang được nhiều người tin tưởng và lựa chọn không chỉ mua sắm mà còn để sử dụng các dịch vụ tích hợp đi kèm. Chị Mai Hương (Tây Sơn) cho biết: “Có hôm đi về muộn muốn rút tiền nhưng ở cây ATM dọc đường sợ không an toàn nên tôi ghé một cửa hàng tiện ích gần nhà để rút. Dù sao, tại các cửa hàng này có bảo vệ 24/24 mình cũng yên tâm hơn...”.
Nhận định về lợi thế trên, Th.s Nguyễn Hoàng Giang – giảng viên khoa Quản trị kinh doanh – ĐH Thương mại cũng cho rằng, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, họ mong muốn cửa hàng có các dịch vụ tiện ích khác ngoài mua sắm hàng hóa và cửa hàng tiện ích ra đời đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu chính đáng của người dân.
Rõ ràng, so với các cửa hàng tạp hóa thì xu hướng tích hợp nhiều ngành nghề khác nhau trong một mô hình đang được các cửa hàng tiện ích phát huy hiệu quả. Mặc dù đang sở hữu và biết cách phát huy nhiều lợi thế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, muốn phát triển bền vững để trở thành một kênh truyền thống thì các cửa hàng tiện ích cần liên tục có sự vận động thay đổi để phù hợp với nhịp sống nhanh của xã hội và quy mô của các gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ hiện nay.
Trong khi đó, qua một thăm dò nhanh của phóng viên dành cho một nhóm 10 học sinh THPT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, thì 8/10 em đều mong muốn các cửa hàng tiện ích đều cung cấp đồ nhanh để có thể mang đi nếu khách cần. Lý giải điều này, em Phương Hoa – Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ: “Sau khi kết thúc buổi học ở trường, em còn đi học thêm vào lúc 6h tối nên rất cần ăn nhẹ. Trong khi đó, các cửa hàng bán đồ ăn nhanh lại quá xa nhà nên em phải rất mất thời gian chế biến đồ và nạp năng lượng trước khi đi học...”.
Mong muốn này cũng nhận được sự đồng tình của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong khi cho rằng, đây là xu hướng tất yếu trên thế giới. Tất cả các nhà bán lẻ đều phải ứng dụng xu hướng này để phát triển. Nếu doanh nghiệp Việt chậm chân thì đối thủ nước ngoài làm trước và chúng ta mất thị phần là điều hiển nhiên.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52