Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông nút giao Kim Mã Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025 Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi |
Trước đó, ngày 19/3, bà N (trú tại Đống Đa, Hà Nội) nhận được tin nhắn Messenger từ tài khoản Facebook có tên và ảnh của con của bà. Nội dung tin nhắn nhờ bà chuyển 150 triệu đồng cho con vì đang nợ bạn bè. Bà N nghi ngờ và gọi lại vào ứng dụng Messenger nhưng tài khoản Facebook đó nói lại “con đang bận lắm, nhắn tin đi”. Thấy giọng nói giống với giọng của con, bà N đã chuyển tiền theo số tài khoản mà người kia cung cấp.
Sau khi chuyển tiền xong, tài khoản Facebook đó lại gọi báo “bạn của con đang cần tiền để chữa bệnh, mẹ chuyển cho bạn con 400 triệu đồng nhé”. Lúc này bà phát hiện ra mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian qua, các đối tượng xấu đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật. Từ đó giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng. Đặc biệt, để che giấu những sai sót như hình ảnh mờ, âm thanh không khớp, hoặc biểu cảm khuôn mặt thiếu tự nhiên, các đối tượng thường viện cớ “sóng yếu” để nhanh chóng kết thúc cuộc gọi, khiến nạn nhân không kịp phát hiện.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo: Khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu vay, mượn tiền, phải luôn bình tĩnh xác minh, nhất là các cuộc gọi có nội dung cần tiền gấp, chuyển tiền ngay. Gọi trực tiếp qua số điện thoại thông thường hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểm chứng.
Tránh bấm vào các đường link lạ, dù người gửi là những người quen. Khi chuyển tiền, luôn kiểm tra kỹ thông tin tài khoản ngân hàng để chắc chắn tên người nhận khớp với người mà bạn dự định chuyển. Hãy chú ý những dấu hiệu bất thường trong cuộc gọi video, như khuôn mặt thiếu cảm xúc, âm thanh và khẩu hình không đồng bộ, hoặc ánh mắt và cử động không tự nhiên.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bình Dương: Tạm giữ hình sự tài xế ô tô dùng gậy bóng chày đánh người chở con nhỏ

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Danh mục mã số các trường THPT công lập năm học 2025 - 2026

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành

Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản
Tin khác

Bình Dương: Tạm giữ hình sự tài xế ô tô dùng gậy bóng chày đánh người chở con nhỏ
Tin nóng 01/04/2025 18:29

Truy tố cựu Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà cùng các đồng phạm
Tin nóng 01/04/2025 16:38

Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lái xe tử vong
Pháp luật 01/04/2025 09:51

Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên
Tin nóng 31/03/2025 07:50

Triệu tập nhóm "quái xế" lạng lách trên cầu Nhật Tân
Tin nóng 30/03/2025 18:24

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5
Tin nóng 30/03/2025 16:56

Nghệ An: Xử phạt người cắt ghép ảnh đại biểu Quốc hội, đăng tin giả để tăng tương tác
Tin nóng 29/03/2025 13:02

Người đàn ông nước ngoài rơi từ lan can tầng 5 chung cư Linh Đàm
Tin nóng 28/03/2025 21:01

Cảnh báo tình trạng hàng loạt website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Tin nóng 28/03/2025 17:43

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng
Tin nóng 28/03/2025 12:50