Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi 4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Trưởng, Phó Trưởng Khoa, phụ trách Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết: Trong số những bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị nội trú, hầu hết có biến chứng viêm phổi, một số bệnh nhân viêm phổi biến chứng nặng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy, thở máy xâm nhập và không xâm nhập.
![]() |
Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi. |
Một số trẻ trong tình trạng nặng có bệnh nền như: Bệnh teo cơ tủy, suy dinh dưỡng, bệnh down và một số bệnh lý mãn tính khác... Những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng nặng phải thở máy, đa phần đã được điều trị thành công tại bệnh viện. Riêng một trường hợp trẻ sinh non, bệnh lý bẩm sinh phức tạp phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Sau khi ổn định, trẻ lại được chuyển về Bệnh viện Nhi Hà Nội để theo dõi, điều trị tiếp.
“Điển hình như trường hợp bé gái 2 tuổi (ở Thanh Xuân, Hà Nội) mắc sởi có bệnh lý bẩm sinh phức tạp, tắc ruột nhiều lần, đã được mổ, đặt hậu môn nhân tạo ở cơ sở y tế khác. Khi mắc sởi, trẻ hấp thu kém, bị suy dinh dưỡng nặng nên cơ thể rất nhạy cảm. Hiện, trẻ vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện”- bác sĩ Trường cho biết.
Cũng theo bác sĩ Trưởng, đa phần bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa là trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 9 tháng tuổi, chưa được tiêm vắc xin. Khai thác bệnh sử, các bệnh nhi thường bị phơi nhiễm trực tiếp và gián tiếp với sởi.
Bên cạnh đó, vẫn có trường hợp mắc sởi ở trẻ lớn hoặc người trưởng thành do chưa được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc đã tiêm vắc xin phòng sởi nhưng chưa được tiêm đủ liều.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi. Theo đó, Bệnh viện đã bố trí khu cách ly riêng biệt, có lối đi riêng và thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, Trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh có khả năng gây dịch do vi rút sởi gây nên. Vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae, chi Morbillivirus. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.
Bệnh sởi lây truyền qua đường lây như không khí, giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp. Nguồn lây từ người mắc sởi có triệu chứng. Thời gian lây mạnh nhất 4 ngày trước và sau khi phát ban. Cơ thể cảm thụ ở tất cả những người chưa có miễn dịch đặc hiệu. Phơi nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, trong không gian kín khoảng 15 phút.
Để chủ động phòng, chống bệnh sởi cho trẻ, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu phòng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm vắc xin sởi đúng lịch và đủ liều.
Đồng thời, tránh để trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Đối với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban... cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra; tuyệt đối không nên chủ quan tự ý điều trị sởi tại nhà bằng bất cứ phương pháp nào...
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định (chiếm 90%). Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi (chiếm 83%). Hiện tại, ngành Y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố từ ngày 17/2/2025. Tính đến 27/3, toàn Thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Từ 31/3, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng

Sức hút của Khu đô thị Thành phố Cà phê - Nơi kiến tạo cuộc sống thịnh vượng

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Công nhân "đầu trần, chân dép" trên công trình trọng điểm huyện Gia Lâm

Khi nào chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện?

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Tin khác

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38

Không chủ quan với dịch, bệnh sởi
Y tế 26/03/2025 16:24

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Y tế 26/03/2025 15:52

Sức trẻ ngập tràn tại chương trình hiến máu tình nguyện “Có hẹn với thanh xuân”
Y tế 26/03/2025 14:46