--> -->

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ Đồng hành, hỗ trợ các hộ nông dân bị ảnh hưởng do bão Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Khởi nghiệp từ năm 2018, đi từ những khó khăn thách thức, đến nay, mô hình Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao” của anh Nguyễn Văn Thiêm đã trở thành một mô hình kinh tế điểm của huyện Thanh Trì.

Năm 2018, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện, trong đó có các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, huyện Thanh Trì đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp thành 4 vùng: vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả và vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Trong đó phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được coi là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Anh Nguyễn Văn Thiêm nhận khen thưởng của thành phố Hà Nội.

Vì vậy, hàng năm huyện đều ban hành các nội dung hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới, đưa các giống thủy sản năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (ốc nhồi, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá chẽm, mô hình nuôi cá chép dòng V1…). Đặc biệt năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bắt đầu chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao”.

Anh Thiêm cho biết, sau khi được các cấp ủy đảng, chính quyền phổ biến, tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nâng cao đời sống nông dân;

Với nhận thức của cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, anh Thiêm đã tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực hiện mô hình nuôi thủy sản “Sông trong ao” theo liên kết chuỗi, nuôi trồng, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ tại thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm.

“Bước đầu triển khai tôi gặp rất nhiều khó khăn do đây là mô hình mới đầu tiên của Thành phố áp dụng kỹ thuật “Sông trong ao”, đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro phần lớn các hộ nông dân không mặn mà đầu tư. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các cấp ủy, đảng, chính quyền tôi đã quyết tâm đưa công nghệ cao vào sản xuất thủy sản. Tháng 3/2018, mô hình bắt đầu được triển khai xây dựng tại xã Đại Áng với 15 bể nuôi trên diện tích 15ha ao. Các ao nuôi được lắp thiết bị máy sục khí, máy hút chất thải, hệ thống nước trắng, hệ thống xử lý nước thải và oxy hóa”, anh Thiêm cho biết.

Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm, cao hơn 1,8 lần so với nuôi truyền thống. Lợi nhuận trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 500 triệu đồng, mang lại công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động.

Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, các sản phẩm của mô hình thường xuyên được các cơ quan chức năng của Thành phố lấy mẫu đi kiểm tra và đều đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, bước đầu được người tiêu dùng chấp nhận. Mô hình đã liên kết với đơn vị cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể để tiêu thụ sản phẩm với sản lượng khoảng 8 tấn/tháng.

Ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì đánh giá: Không chỉ thực hiện tốt mô hình kinh tế của gia đình, anh Nguyễn Văn Thiêm còn là Phó Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản công nghệ cao Đại Áng. Đây là mô hình liên kết chuỗi gồm hơn 100 hộ nuôi cá an toàn sinh học, mỗi ngày xuất ra thị trường, bếp ăn, nhà hàng hơn 4 tấn cá.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hàng năm, Hợp tác xã đã hỗ trợ dạy nghề cho 10 lao động nông thôn, hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho 50 lao động trở lên. Giúp đỡ cho 20 lao động có việc làm và giúp đỡ 5 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất.

Là hộ hội viên nông dân xã Vạn Phúc và phát triển kinh tế trên địa bàn xã Đại Áng, ngoài việc chăm lo làm kinh tế, anh Thiêm còn tích cực tham gia các phong trào xây dựng địa phương, đã đóng góp nhiều kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế địa phương. Anh luôn nêu cao tấm gương kiên trì, bền bỉ, vượt khó đi lên trở thành người nông dân sản xuất giỏi và tham gia tích cực trong công tác hội và phong trào của nông dân, phong trào của địa phương.

Bản thân anh Thiêm và gia đình nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu. Ngoài việc phát triển kinh tế trang trại bản thân anh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Qua đó, giúp đỡ 5 hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Cùng với đó, anh Thiêm tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và các hộ trong thôn sử dụng các chế phẩm sinh học và thức ăn hữu cơ trong việc nuôi thuỷ sản, đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Góp phần vào phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sống của người nông dân và trong môi trường nước, trang trại của hộ gia đình.

Với những nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, năm 2022 anh Nguyễn Văn Thiêm được thành phố Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhiều năm anh Thiêm được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và xã Đại Áng khen thưởng thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, năm 2024 anh được thành phố Hà Nội vinh danh “Nông dân Thủ đô xuất sắc”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.
Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng

Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng

Trong Tháng Công nhân năm 2025, công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn triển khai bài bản với quy mô rộng khắp. Kết quả, có hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 265 tỷ đồng; 1.010 Mái ấm Công đoàn được xây dựng, sửa chữa; hàng triệu lượt đoàn viên hưởng phúc lợi về y tế, học tập, chăm sóc con nhỏ…
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Công đoàn tổ chức hiệu quả Tháng Công nhân, thúc đẩy người lao động EVN đổi mới, sáng tạo

Công đoàn tổ chức hiệu quả Tháng Công nhân, thúc đẩy người lao động EVN đổi mới, sáng tạo

Với mục tiêu 100% Công đoàn cơ sở có ít nhất 1 hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ghi dấu với nhiều kết quả nổi bật. Từ sự vào cuộc trách nhiệm, sáng tạo của từng Công đoàn cơ sở đã góp phần tạo động lực tiếp tục khơi dậy tiềm năng, lan tỏa tinh thần cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới của công nhân, lao động ngành Điện.
Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/7, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” năm 2025 cho 330 trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt là con của đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động