Người mù dạy võ
‘Đội bóng Thiếu Lâm’ từ phim ra đời thực |
Sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, năm lên 7 anh Nguyễn Kim Hoàng được bố mẹ cho theo học võ ở quận. 7 năm sau với đam mê và nhiệt huyết với võ thuật, anh được đứng giảng dạy ở võ đường Thanh Lê.
Thầy mù dạy võ Nguyễn Kim Hoàng. |
Năm 2005, anh và chị Hà Tố Lan nên duyên vợ. Ngã rẽ cuộc đời ập đến với anh vào năm 2010 khi anh phát hiện bị bệnh suy thận nặng, chạy chữa khắp nơi nhưng biến chứng đã khiến đôi mắt anh trở nên mù lòa. Cuộc đời anh từ đó trở nên tối tăm. Nhốt mình trong căn phòng nhỏ bé, anh cảm thấy sợ hãi vì mở đôi mắt ra cả thể giới của mình chỉ là một màu đen bao trùm.
Đã có lúc anh muốn tìm đến cái chết. Nhưng những ngày tháng đen tối đó được sưởi ấm, nhen nhóm bằng sự động viên quan tâm của gia đình và đặc biệt là các em học trò ở lớp võ. Lòng yêu nghề đã khiến anh đứng lên, đưa ra quyết định mở lớp dạy võ.
Lớp học võ đặc biệt của anh Hoàng ngày một đông. |
Được học trò ra sức giúp đỡ từ việc thuê địa điểm, may đồng phục đến chiêu sinh…, ngày 19/3/2010, anh Hoàng trở lại lớp võ với 7 võ sinh đều là sinh viên đại học và học sinh cũ của lớp võ xưa. Với tình yêu nghề đã ăn sâu vào máu thịt, dần dần lớp học võ ngày càng đông. Học sinh đến với lớp học đặc biệt này một phần vì ham mê, một phần vì khâm phục và tôn trọng người thầy của mình
Công việc dạy võ đối với người tỏ đã vất vả thì nay đối với người mù như anh lại càng khó khăn hơn. Tuy vậy anh vẫn ra sân luyện tập cùng võ sinh của mình cảm giác như hòa cùng nhịp đập vào từng động tác võ thuật.
Anh Hoàng không chỉ dạy học sinh võ thuật mà còn dạy về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. |
Mặc dù không hề nhìn thấy điều gì, nhưng bằng cái tâm, cái đức yêu nghề và cùng với sự giúp đỡ của trợ giảng anh Hoàng vẫn giảng dạy những bài võ thuật chuẩn xác, đảm bảo chất lượng, đúng chiêu thức.
Khó khăn chồng chất khó khăn khi mà di chứng để lại không chỉ là đôi mắt. Tay của anh – với vô vàn mũi kim chích vào khi chạy thận cũng có nguy cơ bị vỡ mạch máu do những lần luyện tập, chỉ dạy cho học trò của mình. Nhưng bằng tình yêu nghề, anh vẫn tập dù những động tác đó có chậm chạp hay không đủ tinh tế.
Tình cảm thầy trò giản dị thể hiện qua những hành động giản đơn như là chuẩn bị một cốc nước ấm cho thầy sau mối giờ giải lao... |
Sức khỏe của anh ngày càng kém đi, đi lại đến trường cũng gặp nhiều khó khăn. Ban đầu cũng có học sinh đưa đón nhưng sau này anh đã tự đến trường trên tuyến xe bus công cộng. Anh Hoàng không chỉ dạy học sinh võ thuật mà còn dạy về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
...hay là một cáí nắm tay thật chặt. Khoảng cách giữa người mù và người tỏ không còn khoảng cách, thay vào đó là sự ấm áp lan truyền từ trái tim. |
Hiện nay, anh Hoàng đang giảng dạy 3 lớp võ thuật Pencatsilat và võ cổ truyền ở Công viên Bách Thảo, trường THPT Trương Định và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và điều ngạc nhiên là các lớp học hoàn toàn miễn phí.
Mù ánh sáng nhưng tâm vẫn sáng, anh giống như mầm cây mạnh mẽ vươn lên từ sỏi đá đón ánh sang mặt trời. Đôi mắt anh không nhìn thấy màu sắc của cuộc sống nhưng bằng tâm hồn yêu đời anh vẫn cảm nhận được màu sắc hơi thở cuộc đời qua từng bài võ truyền đạt cho võ sinh.
Với anh Hoàng, điều quan trọng là không từ bỏ niềm tin và nghị lực sống. |
Chân vẫn tập, tay vẫn đấm, cú đấm xuyên qua đánh trả lại cuộc đời, đó như là lời thách thức của người thầy mù dạy võ.
Anh Hoàng vẫn chia sẽ tiếc nuối khi không được tận mắt chứng kiến từng bước trưởng thành của cô con gái bé nhỏ. Tuy vậy, con gái cũng là nguồn động lực để anh bước tiếp. Điều quan trọng là không từ bỏ niềm tin và nghị lực sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Tin khác
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa 03/02/2025 15:02
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Văn hóa 03/02/2025 14:46
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Văn hóa 03/02/2025 12:33
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04