--> -->

Người lao động vật lộn mưu sinh dưới cái nắng như "đổ lửa" ở Thủ đô

“11 giờ trưa là phải nghỉ bán rồi, không thì hoa mắt chóng mặt với cái nóng như thiêu như đốt này!; Tối về nhà có ngủ được đâu, ra ngoài cửa hóng gió thì muỗi đốt, khó chịu lắm!; Mua nửa cây đá về cho vào chậu nước để trước quạt cho đỡ nóng!”... muôn vàn kiểu chống nóng để mưu sinh của những lao động tự do trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm đang diễn ra tại Hà Nội.
Triển khai gói 62 nghìn tỷ an sinh cho lao động tự do ra sao?
Lao động tự do chật vật mưu sinh trong cơn "bão" dịch

Trưa nay (24/6), theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn, nắng nóng tiếp tục xảy ra ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ với nền nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Tuy nhiên, nhiệt độ đo được ngoài trời lúc 13giờ trưa đã lên tới hơn 50 độ C - một mức nhiệt rất cao đủ khiến cho bất cứ ai cũng phải ái ngại khi ra đường. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù vậy, vì mưu sinh, vì đặc thù công việc, những ngày nắng nóng thế này, nhiều người lao động vẫn phải tìm mọi cách chống chọi, thích nghi với nắng nóng, vất vả mưu sinh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 2
Hai chiếc xe đạp, hai người bạn cùng rong ruổi mưu sinh trên những con đường, tuyến phố của Thủ đô

Hai chiếc xe đạp, hai người bạn cùng rong ruổi trên những con đường, tuyến phố của Thủ đô đã hơn chục năm nay. Chị Nguyễn Mai Nhung (quê ở Thanh Hóa) và chị Đỗ Thị Thắng (quê Thái Bình) không nhớ hết được đã đi bao nhiêu km đường ở Hà Nội. Trên xe, ngoài những thứ để bán ra còn có hai chai nước rất to treo lủng lẳng. Chị Nhung bảo đó là vật bất ly thân trong những ngày này, không có nó không thể đi xa được.

Những ngày trời nắng như hôm nay, guồng quay như chậm lại theo nhịp thở khó nhọc của các chị. Lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chị Nhung vừa thở, vừa nói: “Mặt đường như cái chảo rang thế này, lốp xe còn muốn chảy ra nữa là người, chị em tớ cứ đi một lúc lại phải tìm bóng cây để nghỉ tránh nắng”.

Cầm chiếc nón đã sờn rách vì mưa nắng, dùng như chiếc quạt chẳng biết có xua tan được cái nóng hay không, chị Thắng tâm sự: “Vất vả lắm chú ạ, sáng đến giờ đạp xe choãi cả chân mà chưa bán được thứ gì, chi tiêu hàng ngày, tiền nhà, tiền điện... vẫn phải trả. Mỗi ngày bán được vài ba cái chổi, ít thứ lặt vặt, cũng đủ sống qua ngày, tích cóp lắm mỗi tháng gửi về cho gia đình được vài ba triệu, cũng chỉ đủ lo cho con cái học hành thôi”.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 1
Chị Phạm Thị Dung (quê ở Bắc Giang) đang cầm bình nước tưới mát cho những bó sen.

Cách đó không xa, chị Phạm Thị Dung (quê ở Bắc Giang) đang cầm bình nước tưới mát cho những bó sen, vừa làm, chị vừa nói: “11 giờ trưa là phải nghỉ bán rồi, không thì hoa mắt chóng mặt với cái nóng như thiêu như đốt này, nghỉ để chiều tối đỡ nóng hơn lại mang hoa đi bán”.

Hằng ngày đạp xe khắp mọi ngóc ngách phố phường bán hoa, nhưng trong những ngày nắng nóng thế này, chị Dung chỉ có thể dừng lại ở những con phố nhiều tán cây, hoặc gầm cầu vượt để bán.

Chị Dung cho biết, chị lên Hà Nội cũng hơn chục năm rồi, làm nghề này lo nhất là thời tiết nắng nóng. Không bảo quản chăm sóc kĩ càng, hoa sẽ dập nát và héo nhanh, không ai mua, chỉ có lỗ vốn. Lát nữa tôi phải vào gần hồ Thành Công, ở đó không khí dịu hơn để tránh nắng, nghỉ trưa lấy sức.

“Ngày thường thì không sao, nhưng mấy hôm nay nắng gắt quá, làm vừa mệt mà vừa đuối sức. Nhưng biết sao bây giờ, không làm thì không có cơm nuôi cả nhà nên lại phải cố một chút rồi về nghỉ sau”, chị Dung tâm sự.

Được biết, chị Dung thuê trọ ở khu vực Quảng Bá, Tây Hồ, căn phòng 20m2 chỉ có mỗi chiếc giường mà những 3 người ở. Mỗi người một công việc khác nhau, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, nên cũng chẳng dám lắp điều hòa.

"Ban ngày thì vất vả như vậy, nhưng tối về đến nhà, dù mệt cũng không dám ngủ, bởi căn phòng hầm hập như lò nướng. Những ngày này, phải mua đá về để trước quạt, cho xua vơi bớt cái nóng, đến khi mệt quá, ngủ thiếp đi từ lúc nào", chị Dung chia sẻ...

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh
Ông Bùi Văn Chiêu (Nam Định): "trời càng nắng thu nhập càng giảm"

Nắng nóng, quán cà phê, giải khát có điều hòa rất nhiều người ra vào, còn đối với ông Bùi Văn Chiêu (quê ở Nam Định) làm nghề bán tào phớ, cà phê, nước sấu dạo, trời càng nắng thu nhập càng giảm, dù mỗi loại chỉ 10-15 nghìn đồng/cốc.

Ông Chiêu cho biết: "Hôm nào mát trời tôi mới bán được, nắng gắt thế này người ta ngại không đi ra đường, họ chỉ đến những nơi có điều hòa mát lạnh thôi!”.

Cứ 6 giờ hàng ngày, ông Chiêu dắt chiếc xe đạp lỉnh kỉnh đồ đạc. Từ phích nước nóng, bình trữ đá, bình tào phớ... cho đến chai cà phê pha sẵn và bắt đầu hành trình bán dạo trên các ngõ phố Hà Nội. Theo ông Chiêu, buổi sáng còn lác đác bán được cà phê, nước sấu... đến tầm 12 giờ, khi bắt đầu nắng rát, ông chẳng bán được gì. Lúc đó ông Chiêu phải tìm đến khu vực có hồ nước vừa để tránh nắng, vừa dưỡng sức cho chặng đường dài mưu sinh vất vả phía trước.

“Những hôm nắng thế này, chiếc khăn đội đầu của tôi ướt sũng, ngày phải vắt mồ hôi đến 5,6 lần... Vậy mà cũng chỉ làm được đến 5 giờ chiều là mệt lắm rồi, phải nghỉ để dành sức cho ngày mai”, ông Chiêu chia sẻ.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 4
Lái xe công nghệ trùm kín mít
nguoi lao dong vat lon muu sinh duoi cai nang nhu do lua o thu do
Dịch vụ giao hàng tăng đột biến trong những ngày nắng nóng

Một trong những công việc phải "đội nắng" nhiều nhất phải kể đến những tài xế xe ôm công nghệ. Những ngày nắng, nhu cầu ship đồ ăn, uống cho khách hàng tăng đột biến. Điều này giúp cho những tài xế thêm việc, cũng đồng nghĩa với việc, họ phải ra đường nhiều hơn bất chấp thời tiết nắng nóng lên đến đỉnh điểm...

Với người lao động, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” lúc nào cũng đè nặng lên vai, chính vì vậy mà họ luôn cố gắng miệt mài làm việc ngay cả trong môi trường không đảm bảo. Chú trọng giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, nghỉ ngơi ăn uống điều độ là một trong những cách tránh rủi ro ngoài ý muốn khi làm việc dưới thời tiết nắng nóng.

Theo các chuyên gia, trong những ngày nắng nóng, người lao động cần bổ sung nước cho cơ thể từ 2,5-3 lít/ngày. Đặc biệt, khi bị say nắng, say nóng, nạn nhân tăng thân nhiệt dẫn đến đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu không bổ sung nước sẽ dẫn đến trụy tim mạch, rối loạn điện giải và có thể tử vong.

Bên cạnh đó, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.

Hữu Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.

Tin khác

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Tình trạng vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là các hành vi như đỗ xe bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh hoặc làm nơi trông giữ xe trái phép, đang trở thành vấn đề nhức nhối tại nhiều đô thị lớn, điển hình là Hà Nội. Những hành vi này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, nhất là đối với người đi bộ và các phương tiện tham gia lưu thông.
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Dịp Lễ 30/4 và 1/5 hằng năm luôn là giai đoạn cao điểm về giao thông trên cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng. Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thông suốt, an toàn cho người dân trong dịp lễ quan trọng này.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Xem thêm
Phiên bản di động