Người lao động được kiểm tra, giám sát việc đóng BHXH của người sử dụng lao động
![]() | Lao động là người nước ngoài phải đóng BHXH theo mức nào? |
![]() | Nên bảo lưu thời gian đóng BHXH để được đảm bảo quyền lợi |
![]() | Trường hợp nào được truy đóng BHXH? |
Đó là nội dung được đề cập đến trong Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc vừa được Chính phủ ban hành.
![]() |
Theo Nghị định 149/2018/NĐ-CP, người lao động được kiểm tra, giám sát việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người sử dụng lao động. Ảnh: L.N |
Theo đó, những nội dung người sử dụng lao động phải công khai gồm: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia;
Nghị quyết Hội nghị người lao động; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Cũng theo Nghị định này, những nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát gồm: Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người sử dụng lao động; việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
Theo quy định tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại Nghị định này. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, thay thế cho Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

LĐLĐ quận Long Biên tặng thẻ BHYT miễn phí cho đoàn viên, người lao động khó khăn

Nếu học sinh hút thuốc, đánh bạn chỉ phải viết bản kiểm: Mức phạt chưa đủ sức răn đe!

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Aston Villa vs Tottenham: Cơ hội vàng để tiến gần đến giấc mơ

Chelsea vs Manchester United: “Quỷ Đỏ” vượt khó tại Stamford Bridge

Dortmund vs Holstein Kiel: Màn hạ màn trái chiều tại Signal Iduna Park
Tin khác

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?
Chính sách 15/05/2025 06:05

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con
Chính sách 11/05/2025 12:14

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?
Chính sách 10/05/2025 08:35

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước
Chính sách 09/05/2025 07:14

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau
Chính sách 08/05/2025 06:05

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55
Chính sách 07/05/2025 23:19

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã
Chính sách 07/05/2025 11:58

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện
Chính sách 04/05/2025 22:01

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Chính sách 04/05/2025 10:08

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày
Chính sách 03/05/2025 07:37