Người lao động có thể trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện
Biểu giá bán lẻ điện mới: Dự kiến chia 6 bậc, tính theo % giá bình quân | |
EVN đề xuất tính đồng giá điện sinh hoạt | |
Từ 1/12, chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao bị phạt tới 10 triệu đồng |
Trả tiền điện cao “lâu dần thành quen”
Theo tìm hiểu thực tế của phóng viên, tại một số khu nhà trọ ở Mai Dịch, Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); Đình Thôn, Nhân Mỹ (quận Nam Từ Liêm); Tương Mai (quận Hoàng Mai)… mức tiền điện người thuê nhà phải chịu cao hơn gấp 2 – 3 lần so với giá điện sinh hoạt theo quy định. Cụ thể, họ phải đóng trung bình khoảng 4.000 - 5.000 đồng/số điện. Tình trạng này đã kéo dài từ lâu và gây nhiều khó khăn cho người thuê nhà, chủ yếu là sinh viên và người lao động. Tuy nhiên, người thuê nhà dường như không có lựa chọn khác để "né" giá điện cao.
Ghi chỉ số điện bằng thiết bị điện tử |
Chia sẻ với phóng viên, chị Huyền tại phường Dịch Vọng cho biết: “Sống ở Hà Nội 6 năm nay, chuyển qua 4 khu nhà trọ khác nhau nhưng ở đâu cũng thu 5.000 đồng mỗi số điện, lâu dần thành quen nên chị không thắc mắc với chủ nhà nữa”. Đây không phải tâm lý của riêng chị Huyền mà còn của rất nhiều người thuê nhà tại Hà Nội. Đáng nói là đa số mọi người không biết rằng họ có thể “thương lượng” với chủ nhà để đóng mức tiền điện hợp lý hơn, vì hành vi thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt là vi phạm quy định và có thể bị phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, những người cho thuê nhà thì cho rằng mức thu như thế là bình thường. Hộ nhà cô Duyên (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy) hiện có 6 phòng cho thuê, với tổng số người thuê là 14 người (gồm cả sinh viên và người đi làm) và mức thu tiền điện hiện tại là 4.500 đồng/số. Giải thích về việc thu tiền điện cao hơn quy định, cô Duyên cho rằng đây là mức thu trung bình của các nhà trọ trong khu vực, nhiều nhà thu 5.000 đồng mỗi số. “Mức tiền điện có lũy tiến, dùng càng nhiều thì số tiền mỗi số về sau càng cao hơn. Hơn nữa, còn phải tính đến phí đầu tư ban đầu, phí sửa chữa, bảo trì. Với mức thu 4.000 – 5.000 đồng thì mới có thể cân đối được những khoản chi phí bên ngoài đó”.
Cần hiểu rõ hơn về cách tính giá điện nhà trọ
Trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện, đây là hình thức thanh toán tiền điện phổ biến hiện nay tại Hà Nội. Nếu không xác định số hộ trong khu trọ (4 người được tính là 1 hộ), công ty điện lực sẽ cấp định mức hoặc áp 1 giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3 (tức là 1.858 đồng/số điện, chưa gồm VAT). Chủ nhà trọ phải có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn tiền điện hằng tháng do công ty điện lực phát hành, cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
Đối với những trường hợp vi phạm, tại điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt từ 7 - 10 triệu đồng đối với chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt. Ngoài ra, trong trường hợp người thuê nhà mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nếu chủ nhà thu tiền điện cao hơn giá quy định thì có thể bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.
Cũng cần lưu ý thêm là người thuê trọ có quyền đứng tên ký hợp đồng mua bán điện nếu họ có đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên. Như vậy, công ty điện lực sẽ chuyển hóa đơn trực tiếp cho người ở trọ.
Thời gian gần đây, Nhà nước đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý giá điện của người thuê nhà. Tại buổi đối thoại với công nhân các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng vào ngày 20/5 vừa qua tại Hà Nam, trước thông tin phản ánh của công nhân lao động thuê nhà trọ phải chịu tiền điện cao hơn các hộ gia đình sinh hoạt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương phối hợp giám sát để đảm bảo cho người thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt đúng quy định; kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giá bán điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn quản lý để hạn chế trường hợp chủ nhà trọ lợi dụng chính sách giá để thu lợi.
Nghị định số 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm đã quy định: Chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê cao hơn giá quy định, trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt có thể bị phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng. Nhưng thực tế cho thấy, đa số người thuê nhà lại không nắm rõ điều này để lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49