Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo |
Vẽ thư pháp lên hoa quả ngày Tết không còn xa lạ với nhiều người, bởi từ 3-4 năm trước, thú chơi này đã trở thành “trend” trong mùa Tết Nguyên đán. Thế nhưng, mỗi năm mỗi khác, mỗi người lại làm theo một cách khác nhau, cứ như thế, những “sản phẩm” trưng Tết, bày cỗ Tết dần trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái mới.
Họa sĩ Ngô Minh Khôi thực hiện thư pháp trên quả dừa. |
Họa sĩ Ngô Minh Khôi chọn dừa và bưởi làm “chủ đạo” để sáng tác những tác phẩm ngày Tết của mình. Anh cho biết, chọn một quả dừa để vẽ đẹp phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn ban đầu. Họa sĩ phải tìm mua những quả dừa cân đối, bề mặt nhẵn láng, không bị trầy xước. Lưu ý chọn mua dừa mới, còn nguyên cuống, không lấy dừa cũ bày sẽ không được lâu mà còn mất sức sống, mất vẻ tươi tắn ngày Tết. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch và để khô trái dừa giúp sơn bám tốt hơn và mặt phẳng không bị lồi lõm.
Công đoạn thứ hai là sơn lớp phủ màu trái dừa. Chọn một vị trí khô thoáng, không có gió như sân nhà, ban công, sân thượng để thực hiện. Tránh sơn trong nhà để không bị ám mùi sơn, và nền nhà, tường cùng các đồ vật khác không bị dính sơn.
Đặt trái dừa ngay ngắn lên một chiếc đế, họa sĩ Ngô Minh Khôi tận dụng nắp của chai sơn để làm đế giữ cho trái dừa vững vàng. Anh dùng sơn ATM màu xanh lá cây xịt đều trái dừa, kể cả phần cuống. Chờ khoảng chừng 30 phút, sơn khô rồi anh lật phần bên dưới của trái dừa lên, xịt sơn đều khắp và lại chờ khô khoảng chừng 30 phút. Như vậy là đã sơn xong trái dừa với lớp màu xanh đẹp mắt. Để mặt phẳng dừa nhẵn bóng và dày hơn, họa sĩ sơn thêm một lớp để trái dừa đẹp hơn.
“Năm nay tôi chọn màu xanh thật tươi để sơn dừa, nó sẽ làm nổi bật những bức họa hoặc chữ thư pháp vẽ trên bề mặt, tác phẩm sẽ mang vẻ đẹp rực rỡ mà tươi sáng”, họa sĩ Ngô Minh Khôi cho biết.
Công đoạn thứ 3 rất quan trọng, nó tùy thuộc vào sự tài hoa của người họa sĩ, nghệ nhân “vẽ dừa”. Sau khi viết chữ thư pháp xong, họa sĩ sẽ để 30 phút cho chữ khô rồi tiếp tục vẽ hoa mai, hoa đào, vì cành mai hoặc cành đào là hình tượng không hề thiếu của ngày Tết.
Họa sĩ Ngô Minh Khôi chia sẻ: “Tôi dùng sơn acrylic màu đỏ vẽ lên quả dừa, sau đó rắc lên một lượng nhũ để chữ thư pháp nổi bật với ánh nhũ lung linh. Chữ thư pháp để trưng bày ngày Tết tôi hay chọn các chữ như: An khang thịnh vượng, Như ý cát tường, Đại cát đại lợi, Vạn sự như ý, Bình an, Tài lộc, Tấn tài tấn lộc,…”.
Bước cuối cùng là xịt phủ bóng và hoàn tất thành phẩm. Chờ các họa tiết trang trí khô trọn vẹn, họa sĩ sẽ xịt phủ bóng trái dừa bằng chai sơn xịt ATM. Kỹ thuật xịt sơn cũng giống như bước sơn màu quả dừa, sơn bóng giúp các họa tiết trang trí màu sắc quả dừa đẹp hơn. Sau 30 phút sơn khô là sản phẩm dừa tài lộc đã hoàn thiện.
Ngoài viết thư pháp lên quả dừa, họa sĩ Ngô Minh Khôi còn trang trí dừa bằng các chữ thư pháp nổi. Hình ảnh chữ thư pháp và rồng, phượng nổi lên quả dừa trông rất ấn tượng.
Với năng khiếu sẵn có cùng đam mê nghệ thuật, họa sĩ Ngô Minh Khôi không chỉ vẽ tranh thông thường, anh còn được biết đến là một họa sĩ sáng tạo trên nhiều thể loại tranh vẽ. Mới đây, tranh vẽ trên đá, trên chai thủy tinh tái chế của Ngô Minh Khôi đã được cộng đồng đón nhận nhiệt tình. Không dừng lại ở đó, anh còn liên tục được mời thực hiện các dự án môi trường bằng các bức họa trên cột điện, cột bê tông,… Trên khắp Hà Nội, nhiều nơi, nhiều con đường ghi dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Ngô Minh Khôi.
Và khi Tết đến, Xuân về, chiều theo ý thích của nhiều người dân Hà Nội, Ngô Minh Khôi lại ngồi vẽ dừa thư pháp. Các tác phẩm của anh có tính thẩm mỹ cao, nó không chỉ là một bức họa mà còn là những vật phẩm sống động để trưng Tết.
Mỗi sản phẩm như là đứa con tinh thần được họa sĩ Ngô Minh Khôi tạo ra bằng tâm huyết, niềm say mê nghệ thuật. Vì vậy, dù nhu cầu của bà con rất nhiều, nhưng anh vẫn tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm đẹp nhất, cũng “độc nhất vô nhị” với mong muốn mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi gia đình trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Có như thế, lời chúc cho một năm mới mang nhiều may mắn, sung túc và bình an cho mỗi gia đình.
Điểm tô cho các loại trái cây trên mâm ngũ quả, dịch vụ trang trí trực tiếp trên từng loại trái cây trở thành nghề thịnh hành mỗi dịp Tết đến. Bằng công nghệ, máy móc, các loại quả dưa hấu, dừa, dưa lưới, bưởi… được trang trí thêm phần bắt mắt. Thế nhưng, nhiều người vẫn lựa chọn tự tay khắc chữ thủ công để lưu giữ văn hóa truyền thống.
Ngày nay, nhiều người tiếp xúc với nhiều thứ hiện đại như máy tính, máy in, quên đi mình phải rèn chữ, quên đi dân tộc mình đang có một nghệ thuật là thư pháp đang dần bị mai một. Bởi vậy, nhiều người còn lựa chọn dạy và khắc chữ thư pháp lên các loại quả bày Tết. Những quả này không chỉ mang giá trị kinh tế cho gia đình mà còn xuất phát từ niềm đam mê và mong muốn gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Họa sĩ Ngô Minh Khôi hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội). Anh mong muốn, thế hệ học sinh của mình biết sử dụng các chất liệu xung quanh mình, nhất là chất liệu dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Có như vậy, cái chất cổ truyền trong nghệ thuật luôn được lưu giữ cùng với sự sáng tạo, đổi mới, mang lại giá trị về đời sống tinh thần trong cộng đồng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 16/01/2025 19:40
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52