-->

Người “giữ lửa” nghề hát Ca trù

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Tam (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) vẫn đang âm thầm “giữ lửa” cho một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đang dần bị mai một. Nhờ sự tâm huyết của bà Tam, không ít  ca nương tài năng đã ra đời trên vùng đất này. Đáng trân trọng hơn, những lời ca, điệu hát của ca trù ngày càng được truyền bá rộng rãi trên mảnh đất từng một thuở được mệnh danh phượng hoàng.
nguoi giu lua nghe hat ca tru "Nhạc của đình": Khán phòng không còn chỗ trống
nguoi giu lua nghe hat ca tru Hà Nội: Tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng ca trù trẻ

Âm thầm “giữ lửa”

Theo lời giới thiệu của một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong vùng, tôi tìm đến bà Nguyễn Thị Tam (sinh năm 1950), một nghệ nhân đang âm thầm “truyền lửa” ca trù trên vùng đất này. Trong ngôi nhà 3 tầng mới xây còn thơm mùi vữa, hơn 10 người đang nghe bà Tam hướng dẫn kỹ thuật ca, cách cầm trống chầu, giữ nhịp phách. Bà Tam rành rọt hướng dẫn mọi người hát mưỡu đơn, mưỡu kép, mưỡu dựng, mưỡu hậu, hát nói...

“Tâm sự này văng vẳng bóng trăng soi. Chữ nhân duyên đưa lại bởi hừ trời. Duyên kì ngộ ứ hự thề bồi non với nước ứ hự…”. Bà Tam cất tiếng hát mẫu nỉ non, đan xen với giảng giải những bài Cái tình là cái chi chi; Nợ tang bồng; Tự tình; Hương sơn phong cảnh… của các nhà thơ tài danh Dương Khuê, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… rất có hồn, sinh động. Thấy có khách lạ ghé, bà Tam vui vẻ dừng lại tiếp chuyện, học viên của bà ai vẫn vào việc nấy. Bà bảo, chuyện “giữ lửa” ca trù ở Thượng Mỗ giờ đã khá thành công, một phần vì cái tâm của người dạy, phần khác vì tấm lòng mê hát, ham học ẩn tàng trong cốt cách, con người nơi đây.

nguoi giu lua nghe hat ca tru
Bà Nguyễn Thị Tam bên chiếc đàn đáy cổ. Ảnh: P.T

Được biết, bà Tam là con cháu đời thứ 7 của dòng họ Nguyễn Duy, dòng họ mà mấy trăm năm nay đã dồn rất nhiều tình yêu và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật ca trù. “Mẹ đẻ của bà Tam là bà Nguyễn Thị Chản, từng là ca nương nức tiếng vào những năm 40 của thế kỷ trước. Các anh trai của bà cũng là những tay đàn ca tài tử lừng danh không chỉ trong tỉnh. Trước đây, gia đình bà là một gánh hát có tiếng" – ông Nguyễn Toạ (nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội) cho biết.

Theo những tài liệu cổ truyền lại thì vào thế kỉ thứ 17, dòng họ Nguyễn Duy ở đất Thượng Mỗ sinh được một người con gái kỳ tài tên là Nguyễn Thị Hồng; từ sớm đã bộc lộ được năng khiếu về thơ ca, đàn hát, đặc biệt là hát nhà trò (hát ca trù – hát ả đào) rất hay. Lúc bấy giờ, trong một lần ngự giá đi kinh lý thăm triền đê sông Hát, vừa tới đất Thượng Mỗ vua Lê Chính Hòa đã nghe thấy tiếng hát nỉ non trầm bổng khiến nhà vua mê đắm. Vua rất mừng cho rước nàng về cung phong làm Nội Điện, Thị Nội Cung Tần, sau lại phong làm Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu phụ trách dạy lễ nhạc trong Nội Điện, đặc biệt là dạy hát ca trù để phục vụ cho những ngày đại lễ.

Một thời gian sau khi Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu mất, thể theo nguyện vọng của bà, nhà vua đã tổ chức tang lễ đưa bà về yên nghỉ tại Thượng Mỗ. Cũng theo người dân Thượng Mỗ còn truyền tụng thì tại vùng đất này, bà đã được người dân tung hô là “Bà Chúa ca trù”. Từ khi “Bà Chúa ca trù” qua đời, những người con cháu còn lại của dòng họ Nguyễn Duy vẫn tiếp tục tiếp nối mạch chảy của loại hình hát quý tộc này.

Càng lớn, bà Tam càng bộc lộ tố chất của một ca nương. Ngay từ khi mới chập chững biết đi, bà đã được theo bố mẹ đi hát ở mọi cao môn, đình điếm ở khắp các tỉnh của Bắc, Trung Kỳ. Cùng với năng khiếu trời cho; lại được mọi người trong gia đình dồn tâm sức uốn nắn từ cách cầm phách sao cho giòn đến cách lấy hơi, nhả chữ, truyền dạy những điệu hát ca trù; năm 12 tuổi, bà đã thuộc làu làu 36 làn điệu cổ của mẹ từ Tỳ Bà, Bắc Phản đến Cung Bắc... "Ngày xưa nhiều người mê ca trù lắm. Mỗi khi nghe tiếng trống chầu là mọi người lại kéo nhau ra sân đình đông như trẩy hội. Hồi đó, xung quanh làng vẫn còn rất nhiều đầm sen. Vào những đêm trăng sáng, ngồi nghe ca trù ở cửa đình mà hương sen cứ bay ngào ngạt..." - bà Tam nhớ lại.

Ấm áp lớp học ca trù

Theo lời bà Tam, đã từng có một khoảng thời gian dài hát ca trù tưởng như thất truyền trên quê hương Thượng Mỗ. Quyết không để vốn cổ bị mai một, bà Tam đã đề nghị UBND xã Thượng Mỗ thành lập câu lạc bộ (CLB) ca trù. Tháng 2/2004, CLB ca trù xã Thượng Mỗ chính thức được thành lập nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nghị lực, kết hợp với những người có chung tâm huyết trên địa bàn, việc khôi phục hát ca trù đã dần thu được những hiệu quả nhất định. Đích thân bà Tam đã đứng ra tổ chức lớp học, dạy hát ca. Lúc đó, người dân Thượng Mỗ ngày nào cũng thấy một phụ nữ gầy gò nhỏ bé, đến từng nhà vận động già trẻ tham gia CLB.

nguoi giu lua nghe hat ca tru
Câu lạc bộ ca trù xã Thượng Mỗ

Những ngày đầu mới thành lập, CLB ca trù xã Thượng Mỗ chỉ có 18 thành viên, sinh hoạt hàng tháng hai kỳ vào tối ngày 14 và 29. Chương trình luyện tập mỗi tuần 4 tiếng vào chiều chủ nhật. Đến nay, CLB đã dần đông lên với khoảng 50 - 70 học viên. Câu lạc bộ hoạt động đều đặn mỗi tuần 2 buổi vào tối thứ Bảy và Chủ nhật tại nhà bà Tam. Dễ tính ngoài đời bao nhiêu thì với ca trù bà lại khó tính bấy nhiêu. Bà luôn gò mình theo từng lời hát, theo từng khuôn mẫu chứ không dễ dãi ở bất cứ chi tiết nhỏ nào.

Có một điều lạ là bà Tam bị lãng tai. Trong cuộc nói chuyện, bà phải chú ý lắng nghe lắm mới có thể lĩnh hội hết ý của người đối diện. Vậy mà chỉ cần học trò hát sai một câu, đánh sai một phách, chơi sai một nốt đàn là bà có thể phát hiện và chỉnh lại ngay. Ban đầu là những làn điệu quen thuộc như "Hồng hồng, tuyết tuyết", "Khen ai khéo vẽ" rồi khó hơn với "Đêm chia lửa", "Ông già điên"...“Để thành nghề; các ca nương, kép đàn phải mất ít nhất 5 năm khổ luyện.

Còn để thành tài thì ngoài sự khổ luyện, đòi hỏi người đánh trống chầu vừa phải có trình độ thẩm âm, vừa phải am hiểu văn học vì tiếng trống chầu trong ca trù là lời "bình phẩm" cả tiếng phách, tiếng hát, tiếng đàn và lời thơ. Còn đào nương, ngoài việc học đàn, học múa, học phách, học ca phải có con mắt thơ, tâm hồn thơ để luyến láy cho tròn, cho thể hiện được đầy đủ cung bậc cảm xúc của lời hát. Do đó, ca trù là một trong những môn nghệ thuật kén người học" - Bà Tam cho biết thêm

Không chỉ có học miễn phí, bà Tam còn sắm quần áo cho các cháu đi biểu diễn. Đặc biệt nhất, có nhiều học viên đã ngoài 60 tuổi vẫn mê nhịp trầu, hàng tuần chăm chỉ, tối tối rủ nhau đến nhà bà Tam học hát. Học viên ít tuổi nhất là những cháu bé mới 10 tuổi, đang học tiểu học. Lớp học diễn ra đông đủ, khắp làng Đại Phú lại văng vẳng tiếng hát, tiếng phách, tiếng trống, tiếng đàn ngân nga, trầm bổng.

Song song với việc dạy và học, CLB cũng đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn ở địa phương, đồng thời tham gia các hội thi và dành được nhiều giải thưởng, bằng khen.Tại Hội thi hát ca trù toàn quốc, cháu Nguyễn Thị Lụa cũng được bằng khen với bài Đêm chia lửa (lời cổ).Mới đây trong Hội diễn văn nghệ Dân gian toàn quốc, cháu Nguyễn Thị Huyền đã giành được huy chương vàng, cháu Nguyễn Duy Trung cũng đạt giải A đánh trống trầu…

“Học ca trù khó lắm. Em học mấy năm rồi mà mớichỉ hát được hai bài là Hồng hồng, tuyết tuyết và Sơn thủy hữu tình. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này trở thành ca nương để không phụ công dạy dỗ của bà Tam” - 1 thành viên CLB ca trù cho hay.

Những làn điệu ca trù trong trẻo đầy tính triết lí, giáo dục được người dân Thượng Mỗ nâng niu, quý trọng. Vào những dịp kỉ niệm của huyện, xã, các đào nương CLB ca trù Thượng Mỗ đều biểu diễn với tất cả niềm tự hào về vùng quê mình. Nay tuổi đã xế chiềunhưng lúc nào bà Tam cũng đau đáu với nghề, mong muốn truyền lại môn hát ca trù cho các thế hệ sau để môn nghệ thuật ca trù trường tồn mãi mãi với quê hương Thượng Mỗ. Rất nhiều học trò được bà chỉ bảo giờ đã trở thành những ca nương hoạt động trong các câu lạc bộ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động