-->

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Cách đây nhiều năm, nghề dệt vải truyền thống của người dân Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội) từng đứng trước nguy cơ mai một. Nhiều người từng gắn bó lâu năm với nghề vẫn dứt lòng tìm kế sinh nhai mới... Nhưng dù vật đổi sao dời, có một người phụ nữ vẫn luôn nặng lòng với con tơ, sợi chỉ. Bà là nghệ nhân Phan Thị Thuận, người đầu tiên dệt nên những tấm lụa bằng tơ sen ở Việt Nam.
Lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế Chắp cánh ước mơ từ vải vụn Đưa quạt Chàng Sơn vươn xa

Kiên trì luyện cây sen “nhả tơ”

Ở Việt Nam không thiếu những đầm sen nhưng người táo bạo “dám” lấy tơ từ cuống sen - phần thường coi là “vô dụng” của cây sen để tạo ra sản phẩm lụa tơ sen thì chỉ có Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận. Đầm sen gắn bó với bà từ nhỏ, khi theo mẹ đi cấy lúa. Đầm sen với những củ súng, hoa sen rắn rỏi, cứng cắp vươn lên từ bùn lầy tỏa hương thơm ngát đã là động lực thôi thúc bà phải làm gì cho cây sen cũng như phải làm gì cho quê hương Phùng Xá thân yêu.

Nâng niu cuộn tơ sen trên tay Nghệ nhân Phan Thị Thuận hồi tưởng, vào năm 2016 đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về huyện Mỹ Đức - “Thủ đô dâu tằm” của Hà Nội, để tìm người tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Tuy rằng, loài hoa sen vốn rất gần gũi với người Việt, thế nhưng tại thời điểm đó nhắc về vải dệt từ sợi tơ sen thì không mấy người từng nghe và biết đến.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Theo bà Thuận, mùa lấy nguyên liệu sẽ bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10 hằng năm.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ: “Sau khi được trải nghiệm thực tế sản phẩm tơ sen từ một số nước trong khu vực, tôi đau đáu với suy nghĩ, đôi khi ta phải bước ra khỏi văn hóa của mình để tiếp xúc, cọ xát với một thứ văn hóa khác, xem thử mình ra sao. Với vốn liếng là tình yêu cháy bỏng với nghề truyền thống của quê hương và kinh nghiệm từ dệt sợi tơ tằm, tôi tin bản thân mình sẽ làm được rồi bắt tay thử nghiệm làm ra sợi tơ sen từ đó”.

5 năm sau ngày dệt thành công chiếc khăn quàng cổ đầu tiên từ sợi tơ sen, cách nghệ nhân Phan Thị Thuận làm ra sợi tơ vẫn luôn gợi sự tò mò, cuốn hút với những người dành tình yêu cho loài hoa thuần khiết này.

Theo bà Thuận, mùa lấy nguyên liệu sẽ bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10 hằng năm. Cuống sen ở giữa thời kỳ nuôi hoa sẽ cho những sợi tơ đẹp nhất, sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm lên sẽ được rửa sạch qua hai lần nước cho hết bùn và gai. Người thợ khứa xung quanh cuống sen, rồi dùng tay vặn và kéo tơ cho thật khéo, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Phải cần tới 4.800 cuống hoa sen mới cho ra một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m.

Việc tiến hành sản xuất buộc phải thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch nên người làm nghề thường ví, sen để làm tơ cũng giống như người con gái có thì. Phải cần tới 4.800 cuống hoa sen mới cho ra một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m, chiều ngang 25cm.

Tính ra, một người thợ chăm chỉ lắm thì một ngày cũng chỉ làm được 200-250 cuống sen. Như vậy, để làm một chiếc khăn quàng cũng phải lao động ngót nghét cả tháng trời.

Có lẽ, bởi công đoạn sản xuất cầu kỳ và tỉ mẩn như vậy mà tại Festival nghề truyền thống Huế 2023, gian hàng của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn thu hút rất nhiều du khách dừng chân. Nhiều người còn bày tỏ niềm cảm phục khi biết được rằng, sản phẩm từ tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Pháp, Mỹ, Nhật Bản...

Trao truyền tinh hoa cho người trẻ

Phải chăng từ sự đau đáu với nghề và khát khao được trao truyền lại những bí kíp cho thế hệ trẻ mà trong cách hướng dẫn của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn có “lửa”, cuốn hút và lôi cuốn đến lạ thường.

Bà tâm niệm: “Mọi thứ mới mẻ cũng bắt đầu từ những đơn sơ. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ học nghề chỉ đơn giản là bắt chước lại các công đoạn thì sẽ không làm được. Muốn neo vào tâm thức của thế hệ trẻ khát khao về một loại tơ lụa mang đậm bản sắc dân tộc thì chỉ có thể khởi nguồn từ tình yêu quê hương, đất nước”.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Bà Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu của mình để truyền nghề hoàn toàn miễn phí.

Ngoài khu xưởng sản xuất với hơn 20 người thợ, lớp học nghề đặc biệt của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn thu hút rất đông các em học sinh, sinh viên, nhất là vào dịp hè. Kỳ lạ ở chỗ bà dành tất cả tâm huyết và tình yêu của mình để truyền nghề hoàn toàn miễn phí.

Nghệ nhân tài hoa lý giải: “Không phải ai cũng có thể học và làm ra được tơ sen. Thậm chí, để đào tạo được một lứa kế cận phải tốn không ít nguyên vật liệu mà thành quả thu được chưa chắc đã tương xứng với những gì đã bỏ ra. Thế nhưng tôi vẫn quyết thực hiện, bởi rất có thể qua vài mùa sen nữa thôi, chính các em sẽ là những người đưa nghề tơ sen của quê hương tiến xa hơn, được nhiều người biết đến hơn”.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Bà Thuận kỳ vọng nghề dệt tơ sen của Việt Nam sẽ vươn ra thế giới.

Bà Thuận kỳ vọng một ngày nào đó không xa, Việt Nam cũng mở rộng được nghề dệt tơ sen không kém gì Campuchia, Myanmar. Bởi, không chỉ có vùng nguyên liệu rộng lớn, người thợ dệt của Việt Nam còn có tay nghề rất giỏi và tài hoa. Đồng thời, lụa tơ sen mở ra một hướng đi mới cho ngành lụa truyền thống đất Việt, góp phần quảng bá tới thế giới hình ảnh của Việt Nam, một đất nước vừa đang có sự phát triển vừa chứa đựng, lưu giữ các giá trị truyền thống nghìn năm.

Lắng nghe nghệ nhân Phan Thị Thuận tâm sự, bất chợt chúng tôi bâng khuâng nhớ tới những hình ảnh mà hơn 50 năm về trước, nghệ sĩ Quốc Hương từng nặng lòng: “Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh/ Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa”. Có lẽ người con gái trong lời hát kia không ở đâu xa, mà đang ở đây, trên chính quê hương Phùng Xá này!

Bằng tình yêu nghề truyền thống và những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi, Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa cổ truyền. Những sản phẩm độc đáo đã góp phần đưa thương hiệu tơ tằm, tơ sen Việt Nam vươn ra với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

Nghệ nhân vẫn luôn canh cánh nỗi niềm làm sao để phát triển nghề truyền thống hơn nữa khi mà tiềm năng, lợi thế vẫn còn đó, vẫn còn chưa tận dụng hết. Bà tâm niệm, duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là sứ mệnh thiêng liêng không riêng của bà mà còn là của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tục cha ông gìn giữ bản sắc cho muôn đời sau.

Vũ Hảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động