Hà Nội tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" năm 2022
Công bố danh sách xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT Bộ VHTT&DL lấy ý kiến danh sách hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú" Vinh danh 77 nghệ nhân thuộc lĩnh vực thủ công mỹ nghệ |
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã và luôn có những chính sách quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể.
Thành phố hiện có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể đã được nhận diện và kiểm kê, bảo tồn, phát huy giá trị, trong đó có Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hát Ca trù được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO, 20 di sản thuộc nhiều loại hình được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại buổi lễ. |
Những giá trị di sản văn hoá này không chỉ đang được phát huy trong đời sống hàng ngày tại các cộng đồng thôn, làng mà còn từng bước được giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Để góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị phi vật thể như tinh thần mà Công ước quốc tế 2003 từng nêu chính nhờ ở các nghệ nhân, đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể. Không có nghệ nhân dân gian thì cũng không có văn hóa dân gian. Điều này cũng đã được UNESCO xác định, nghệ nhân dân gian là "Báu vật nhân văn sống", là những người giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo vệ và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian.
Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể.
Năm 2015, với những cống hiến, 39 nghệ nhân của thành phố Hà Nội đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú". Đợt 2 năm 2019 có 7 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", có thêm 36 nghệ nhận được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú" và 1 nghệ nhân được truy tặng "Nghệ nhân Ưu tú".
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân". |
Năm nay, trong số các "Nghệ nhân Ưu tú" được phong tặng lần thứ Nhất và lần thứ Hai, có 11 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", có thêm 54 nghệ nhân duy phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú" và 1 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú". Thành phố có 18 "Nghệ nhân Nhân dân" và 113 "Nghệ nhân Ưu tú" - dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng.
"Đây không chỉ là niềm vinh hạnh đối với các nghệ nhân, gia đình mà còn là niềm niềm vui lớn đối với cộng đồng, các ngành, các cấp của thành phố Hà Nội", Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng cho hay.
Để ghi nhận những đóng góp của các nghệ nhân, tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố khóa 16 vừa qua, Hội đồng nhân dân Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định về việc đãi ngộ, hỗ trợ đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố.
Đây là một trong những nội dung góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố đúng định hướng, tránh nguy cơ mai một, thất truyền, hỗ trợ giáo dục lịch sử, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân; đồng thời hỗ trợ một phần cho các nghệ nhân, các Câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có điều kiện thuận lợi trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng cũng đã trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" cho các nghệ nhân. Đồng thời, biểu dương và trân trọng cảm ơn sự đóng góp vô cùng quý báu của các nghệ nhân trong sự nghiệp văn hóa, bảo tồn phát huy giá trị truyền thống của Thủ đô.
Đồng chí Chử Xuân Dũng mong muốn các nghệ nhân bằng tâm huyết và lòng say mê nghề nghiệp, tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho văn hóa Thủ đô, cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu và giữ gìn phẩm chất đạo đức của nghệ nhân để luôn gương mẫu trong đời sống hàng ngày, là nhân tố tích cực trong giữ gìn, truyền dạy di sản, làm cho đời sống văn hóa và sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Thủ đô ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27