-->
Cải tạo chung cư cũ tại phường Thành Công

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ

(LĐTĐ) Để tiến hành cải tạo, xây dựng lại khu tập thể cũ, Ủy ban nhân dân phường Thành Công (quận Ba Đình) đề nghị thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế chính sách đặc thù trong công tác hỗ trợ đền bù diện tích tái định cư quy định rõ mức tối thiểu và tối đa (với khu vực phường Thành Công nên áp dụng tối thiểu hệ số K=2 trở lên) và nên áp dụng tái định cư tại chỗ...
Hà Nội triển khai các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào Thành phố "Biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến ở thành phố Hồ Chí Minh

Để phục vụ cho hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án "Cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội", sáng 12/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiến hành khảo sát thực tế tại phường Thành Công (quận Ba Đình). Đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn. Cùng tham gia có đại diện một số sở, ngành của Thành phố, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện người dân các tòa chung cư tại phường Thành Công…

Xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ đền bù

Tại buổi khảo sát, ông Ngô Ngọc Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thành Công cho biết, trên địa bàn phường hiện có 87 nhà tập thể, bao gồm 4.684 căn hộ cao từ 2 - 5 tầng xây dựng từ những năm 1970 - 1980, kết cấu đa phần là tường gạch chịu lực, thi công bằng phương pháp thủ công và nhà kết cấu bê tông lắp ghép.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Toàn cảnh buổi làm việc.

Hầu hết, căn hộ đã được bán cho các hộ dân theo Nghị định 61-CP, trong đó nhiều tòa đến nay đã xuống cấp. Diện tích căn hộ tại các khu chung cư cũ phần lớn nhỏ hơn 30m2 không thỏa mãn diện tích ở, đến nay các nhà chung cư cũ này không đáp ứng được tình trạng gia tăng dân số (trước đây mỗi căn hộ chỉ đáp ứng được nhu cầu cho một hộ gia đình từ 2 đến 3 người, nay nhiều căn hộ có nhiều thế hệ sinh sống) dẫn đến tình trạng cơi nới tự phát, hư hại kết cầu công trình và hạ tầng kỹ thuật, hình thức kiến trúc cảnh quan bên ngoài bị phá vỡ. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các khu chung cư cũ bị xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tiêu chuẩn sử dụng…

Hằng năm, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp các phòng, ban chuyên môn quận rà soát, hiện trên địa bàn có 14 nhà tập thể 5 tầng có mức độ nguy hiểm cao (E6, E7, E3, E9, E4, B6, B4, A1, H6, H7, G6A+G6B, D1, D3, D7), trong khi chỉ 2 tòa chung cư đã được xây mới là tòa tháp Thành Công (xây năm 2013) và nhà C1 Thành Công (xây năm 2010 nhưng cuối năm 2020 mới đưa vào sử dụng).

Trước thực trạng đó, Ủy ban nhân dân phường Thành Công đề nghị Thành phố sớm có kế hoạch tổng thế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và phường Thành Công nói riêng nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, công tác an sinh xã hội.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Đoàn khảo sát tiến hành khảo sát thực tế tại khu tập thể Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình).

Trước mắt, đề nghị Thành phố nên áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác hỗ trợ đền bù đối với các nhà tập thể được xác định là nhà nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ, cụ thể như nhà G6A Thành Công. Xây dựng kế hoạch kiểm định toàn bộ các nhà tập thể cũ trên địa bàn phường Thành Công. Để từ đó có lộ trình, tiến độ kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các nhà tập thể cũ nhằm đáp ứng đời sống dân sinh.

Ngoài ra, về cơ chế chính sách đền bù diện tích tái định cư nên quy định rõ mức tối thiểu và tối đa (với khu vực phường Thành Công, nên áp dụng tối thiểu hệ số K = 2 trở lên). Việc tái định cư, nên áp dụng tái định cư tại chỗ, tránh tình trạng xáo trộn đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình.

“Việc xây dựng mới chung cư phải đáp ứng các quy chuẩn mới về đô thị cũng như có kết nối đồng bộ với các khu vực xung quanh, tránh tình trạng tăng số lượng cư dân, dẫn tới việc quá tải về cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội”, ông Lâm nói.

Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người dân

Sau khi tiến hành khảo sát trực tiếp tại các khu tập thể, đoàn làm việc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã lắng nghe ý kiến của người dân đại diện khu tập thể Thành Công. Theo đó, trước sự xuống cấp nghiêm trọng, đa số người dân đều mong muốn khu tập thể sớm được cải tạo, Đề án sớm được triển khai.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Nhiều tòa nhà tại khu tập thể Thành Công đến nay đã xuống cấp.

Phát biểu kiến nghị, ông Trần Công Dân (trú tại nhà G3, khu tập thể Thành Công) cho rằng, Nhà nước cần xem xét lại cơ chế chính sách, quy hoạch dân số và giảm các loại thuế cho nhà đầu tư để họ có điều kiện triển khai thực hiện. Cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người dân, mà “chìa khóa” mở được nút thắt này nằm trong tay Nhà nước. Đặc biệt là có cơ chế đặc thù của Hà Nội. Về vấn đề cải tạo, cần phải tư duy đột phá, sáng tạo hơn để các địa phương khác học tập.

Ông Đào Xuân Dụ nêu ý kiến, phương án cải tạo chung cư cũ đã được đề cập đến nhiều lần. Trải qua nhiều năm hiện trạng không có sự thay đổi khiến niềm tin của người dân bị giảm sút. Do đó, ông Dụ cho rằng để đảm bảo lợi ích của người dân thì việc thực hiện làm phải cuốn chiếu. Trong đó quan trọng nhất là phải minh bạch, đi vào chiều sâu, giải quyết được các vấn đề, tiện ích của người dân phải phù hợp.

Ông Dụ cũng đề nghị với những tòa nhà đã quá xuống cấp thì phương án tối ưu là đập đi xây lại hoàn toàn. Nêu ví dụ nhà G6A lẽ ra năm 2016 được kết luận là nguy hiểm cấp độ D, cần yêu cầu người dân di dời ngay để xây lại, nhưng sau khi có một số ý kiến thì dự án lại bị trì hoãn. Thành phố cũng cần hỗ trợ cho đơn vị thi công, tránh nợ đọng gây kéo dài dự án.

Chia sẻ đã gắn bó với khu tập thể từ năm 1976, ông Dụ cũng bày tỏ nhiều người không muốn rời khỏi phường Thành Công bởi vì đã gắn bó với nơi này rất lâu. Do vậy, mong muốn của người dân là được tái định cư tại chỗ…

Trước những kiến nghị cụ thể của chính quyền và người dân phường Thành Công, đại diện Sở Xây dựng đã giải đáp cụ thể nhiều vấn đề, đặc biệt cho biết: Về kiến nghị liên quan công tác đền bù tái định cư, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Xây dựng tham mưu Thành phố góp ý với Bộ Xây dựng trong quá trình sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, dự thảo Nghị định mới đang trình Chính phủ và sắp được ban hành sẽ đáp ứng cơ bản nguyện vọng người dân về cơ chế chính sách đền bù, đã quy định hệ số K từ 1 đến 2, cho thấy đã tiến sát nhu cầu người dân.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Ông Trần Công Dân (trú tại nhà G3, khu tập thể Thành Công) nêu ý kiến.

Thay mặt đoàn khảo sát, đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nhấn mạnh, trên địa bàn Thành phố có hơn 1.500 chung cư thuộc diện chung cư cũ, những năm qua Thành phố đã triển khai không ít giải pháp thực hiện cải tạo các chung cư này, đến nay đã cải tạo nâng cấp được 19 chung cư và chuẩn bị đầu tư 25 chung cư - vẫn là con số quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.

Đầu tháng 8, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ thông qua dự thảo Đề án "Cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố". Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố thực hiện cuộc khảo sát nhằm lắng nghe ý kiến của chính quyền và người dân không chỉ tại các chung cư cũ mà cả tại khu vực xung quanh. Cần có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới, cộng với Nghị định mới của Chính phủ, thì mới mong giải quyết được vấn đề cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ tại Thành phố.

Sau khi khảo sát và lắng nghe kiến nghị của người dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố sẽ làm tốt vai trò phản biện đối với dự thảo Đề án. Đồng thời, bày tỏ quan điểm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố là cần chuyển đổi theo hướng không chỉ là “vận động nhân dân”, phải thực hiện tái thiết đô thị, có thể thu hồi để xây dựng cải tạo lại nếu chung cư đó đã xuống cấp nguy hiểm, mà không cần có sự đồng ý của tất cả hộ dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố kiên quyết lần này phải tìm được cách tiếp cận, cách làm mới về cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để đề xuất Thành phố, với phương châm không xung đột giữa lợi ích giữa các bên, Nhà nước phải đứng ra thực hiện tốt trách nhiệm của mình với cư dân và doanh nghiệp.

Phương Ngân - Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ số 5, ngách 9, ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đã kịp thời giải cứu an toàn 7 người và đưa xuống nơi an toàn.
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.

Tin khác

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Xem thêm
Phiên bản di động