Người chiến sĩ tỉnh dậy sau hơn 3 tháng hôn mê
Khoảnh khắc tang thương
Cho đến thời điểm này khi nhắc đến đám tang của các chiến sĩ hi sinh khi diễn tập trên chiếc máy bay trực thăng Mi 171 bị rơi ngày 7-7 ở khu vực Hòa Lạc, TP Hà Nội vẫn khiến nhiều người xót xa. Trong số 21 chiến sĩ trên chiếc máy bay này, đa số còn rất trẻ. Và mỗi người trong số họ có một hoàn cảnh khác nhau: Người thì còn mẹ già, người thì hoàn cảnh khó khăn, có người thì vợ dại, con thơ…
Điều khiến mọi người thêm cảm phục bởi trong giây phút nguy cấp, đứng trước cái chết nhưng họ vẫn lựa chọn hiểm nguy cho mình để đổi lấy sự an toàn cho người dân. Mỗi khi nhận được thông tin “thêm một chiến sĩ trong vụ máy bay rơi hi sinh” mọi người lại dấy lên sự xót xa, thương cảm. Thương cho chính bản thân những chiến sĩ và cũng xót xa cho hoàn cảnh của người thân trong gia đình các anh.
Thời điểm tai nạn xảy ra, hàng trăm y bác sĩ được huy động tập trung cứu chữa cho các chiến sĩ. Phương tiện máy móc, thuốc men hiện đại nhất cũng được huy động. Ngành y tế đã tiến hành hội chẩn liên viện nhằm đưa ra cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, từ con số 18 chiến sĩ hi sinh đã tăng dần lên đến con số 19, rồi 20…
Và anh-thượng úy Đinh Văn Dương, 31 tuổi quê ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, là người lính cuối cùng (thứ 21) còn sống sót sau khi đồng đội của mình lần lượt ra đi. Tuy nhiên, các bác sĩ khó tiên lượng tình hình của Thượng úy Dương do bệnh lý quá nặng, biến chứng sau giai đoạn sốc như suy thận, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, không đủ nguồn da che phủ... Sự sống của chiến sĩ Dương cũng được tính theo từng thời khắc.
Điều kỳ diệu của y học
Trải qua quá trình điều trị dài đến hơn 100 ngày, có những lúc các bác sĩ gần như phải đầu hàng bởi bệnh nhân trong tình trạng quá nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, suy 4-5 phủ tạng… Thậm chí, bác sĩ không nhớ nổi đã bao nhiêu lần thông báo cho gia đình người lính trẻ này để chuẩn bị tinh thần nhận tin xấu. Bởi những lúc ấy, bệnh nhân đã tưởng mười mươi là chết, chỉ sống thêm được 1-2 tiếng nữa. Thế nhưng, dường như có nguồn sức mạnh kỳ diệu, nghị lực sống mãnh liệt đã thôi thúc anh phải chiến đấu với số phận để sống; để trở về với người vợ trẻ và đứa con trai mà anh chưa biết mặt. Việc chiến sĩ Dương tỉnh lại, được cai thở máy, rút nội khí quản, tự thở, tự ăn, tự uống và nói chuyện được trở thành điều kỳ diệu của y học Việt Nam.
Chia sẻ về chiến sĩ Dương, được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Viện Bỏng Quốc gia đến nói rằng đây là một ca bệnh thoát cửa tử đầy ngoạn mục. TS.Nguyễn Hải An, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia cho biết: Ngay khi tiếp nhận những chiến sĩ trong vụ máy bay rơi, Bộ Quốc Phòng, Bộ Y tế đã đặc biệt quan tâm đến các bệnh nhân, cử các chuyên gia đầu ngành giỏi nhất về cấp cứu, hồi sức, lọc máu, chống độc… đến Viện Bỏng hội chẩn, làm sao tìm phương án chữa trị tốt nhất cho người bệnh. Thế nhưng, với chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa rộng, sâu, bỏng hô hấp, 4/5 chiến sĩ đã lần lượt hi sinh dù đã được hết lòng cứu chữa. Trường hợp của Dương nhập viện, trong tình trạng bị bỏng lửa tới 60%, bỏng hô hấp, đa chấn thương… Để cứu các anh, các bác sĩ đầu ngành của 7 bệnh viện lớn ở Hà Nội đã cử kíp trực đến cùng bác sĩ Viện Bỏng quốc gia, túc trực điều trị suốt hai tháng. Hai ngày đầu tiên, dù điều trị theo đúng phác đồ nhưng huyết áp anh vẫn tụt, tim ngừng đập 2 lần. “Đặc biệt nhất là ở thời điểm 77 ngày sau tai nạn, bệnh nhân cùng lúc suy đa 4-5 tạng, nước tiểu không có, suy phổi, suy hô hấp, niêm mạc phổi bong từng mảng lớn. Các bác sĩ đã nội soi hút ra nhiều mảnh niêm mạc, bệnh nhân ho, nôn một lần đến 500-700ml máu. Đau buồn lắm, nghĩ là anh không qua khỏi. Nhưng rồi hồi sức, truyền máu, cho thuốc vận mạch, điều trị tích cực, mỗi ngày nguy kịch cũng đã qua. Điều kỳ diệu đã đến, anh thoát qua cửa tử một cách ngoạn mục”, TS. Nguyễn Hải An nhớ lại.
Cho đến khi tỉnh lại, thượng úy Dương đã trải qua 17 lần phẫu thuật, tháo bỏ 2 khớp gối, 10 đầu ngón tay và phần da bị bỏng nặng tạm thời được ghép từ da đồng loại và màng sinh học. Sau mỗi lần ghép, tổn thương da lại được thu nhỏ dần…
Tiếng gọi thân thương
Điều ngạc nhiên ở người lính này là trải qua hơn 3 tháng hôn mê nhưng khi vừa tỉnh lại chiến sĩ Dương không có dấu hiệu hoảng loạn và trí nhớ cũng hồi phụcrất nhanh. Sau khi tập nói, tập uống, tập ăn, anh nhớ ngay đến vợ, con cùng số điện thoại của vợ. Anh cũng nhớ đến những đồng đội của mình. Anh cho biết, thời điểm máy bay gặp nạn, anh bị bắn trên ngọn cây. Sau đó, mọi người cắt dây dù, đưa anh về bệnh viện. Và kể từ khi vào đến bệnh viện, phải thở máy, anh Dương mới chìm vào hôn mê…, y tá trưởng khoa Hồi sức tích cực Phan Trường Tuệ chia sẻ.
Mỗi ngày, bệnh nhân đều có y tá, bác sĩ thường xuyên túc trực, động viên an ủi. “Ngày nào, mỗi khi đến viện, tôi đều vào phòng Dương đầu tiên, nói với Dương: Cố lên em. Vợ sinh cậu con trai đẹp lắm!. Khi chiến sĩ Dương có dấu hiệu tỉnh, sự chăm sóc, động viên tinh thần càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bệnh viện tạo điều kiện tốt nhất để người nhà bệnh nhân được vào thăm nom, động viên nên chúng tôi đã quyết định cho con trai của chiến sĩ Dương vào thăm. Cậu bé được sinh ra sau ngày anh bị tai nạn. Nghe tiếng khóc của con, dù không nói được, nhưng Dương cũng ứa nước mắt; cô con gái lớn mới 4 tuổi ngày nào cũng theo bà vào thăm bố nhưng chỉ được đứng ở ngoài. Ngày anh tỉnh lại, cô bé còn đứng hát cho cha nghe…”, Y tá Tuệ cho biết.
Thượng úy Ngô Văn Hiểu, Chính trị viên phó Đại đội đặc công, Tiểu đoàn đặc công18, Bộ Tư lệnh Thủ đô-người cùng công tác với anh Dương đã hơn 10 năm chia sẻ, chiến sĩ Dương là niềm hy vọng cuối cùng của 21 anh em nên khi Dương tỉnh lại đó là niềm hạnh phúc tột cùng. “Từ khi anh tỉnh lại, chúng tôi không ai nhắc đến, cũng không ai dám cho anh biết đồng đội đi cùng trên chuyến bay đều hi sinh. Vết thương để lại trên người anh ấy quá đủ đau đớn rồi”.
Đối với chị Nguyễn Thị Hải-vợ trung úy Dương thì suốt thời gian 4 tháng qua là chuỗi ngày chị trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi hay tin anh bị tai nạn thì chị đang mang bầu đứa con thứ 2. Do tâm lý chị bị xáo trộn, nên đã mổ sinh sớm trước 10 ngày để tránh ảnh hưởng đến cả 2 mẹ con. Trải qua cơn vượt cạn không những không có chồng bên cạnh mà chị còn canh cánh trong lòng những lo âu về tính mạng của chồng. Vì thế, khi chồng tỉnh lại và cất tiếng gọi “Vợ ơi” đã khiến chị vỡ òa trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Thiếu tướng Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia đánh giá, trường hợp chiến sĩ Dương bình phục sau gần 4 tháng điều trị bỏng sâu, rộng, bỏng hô hấp, đa chấn thương, hội chứng sóng nổ là một kỳ tích!.
Khi đến thăm chiến sĩ Dương ngày 7-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đánh giá thành công này là sự nỗ lực của toàn ngành, là sự phối hợp quân dân y trong suốt 4 tháng qua. Việc Thượng úy Đinh Văn Dương sống sót sau vụ máy bay rơi không chỉ là niềm vui của gia đình người bệnh, mà của toàn ngành y tế, của quân đội và của nhân dân.
Vân Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58