Người chăn nuôi vẫn... chờ hướng dẫn phòng dịch!
Hà Nội tăng cường phòng chống cúm gia cầm | |
Cúm gia cầm hoành hành một số nước châu Á |
Biết… nhưng không sợ
Mặc dù UBNDTP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 71/2007/QĐ-UBND, về quy định phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, song điều ngạc nhiên rất nhiều người tiêu dùng biết mà vẫn bàng quang… không sợ. Chị Lê Vân ở (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết, khi ra chợ mua gà, vịt về ăn, chị vẫn thích được trực tiếp chọn từng con gà và xem người bán mổ. “Mua gia cầm sống và mổ tại chỗ sẽ biết được con nào ốm, hay có triệu chứng bị bệnh. Với gia cầm đã giết mổ sẵn, thì khó mà nhận biết được. Theo tôi biết, hiện dịch cúm H7N9 mới chỉ xuất hiện ở Trung Quốc và ở Việt Nam thì chưa xuất hiện trường hợp nào. Vì thế, gia cầm ở Việt Nam hiện vẫn tương đối an toàn, nhất là đối với những gia cầm được người nhà tự nuôi, tự chăm sóc”- chị Vân cho hay.
Người chăn nuôi rất cần hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho gia cầm. |
Không chỉ riêng chị Vân, rất nhiều người tiêu dùng khi được hỏi về việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình, họ đều đồng quan điểm là muốn được sử dụng thực phẩm tươi, sống. Thậm chí, hầu hết mọi người đều cho rằng, gia cầm rõ nguồn gốc, hay gia cầm do các hộ gia đình tự nuôi, tự chăm sóc với quy mô nhỏ lẻ đều an toàn. Việc người tiêu dùng thờ ơ với dịch CGC, đã làm tăng thêm sự chủ quan trong việc phòng, chống dịch CGC với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Anh Phong- một hộ chăn nuôi gà nhỏ lẻ ở (Xuân Mai, Hà Nội) cho hay: “Mặc dù chưa nhận được sự phổ biến về kế hoạch phòng, chống dịch CGC của thú y địa phương, thế nhưng đã chăn nuôi thì mình phải chủ động về công tác phòng chống dịch thông qua các biện pháp như: rắc vôi bột, nhỏ thuốc phòng dịch. Với lại, gia đình tôi chỉ nuôi vài chục con để ăn và cung cấp thịt, trứng cho người quen nên cũng không lo lắm”.
Cũng với thái độ chủ quan như anh Phong, anh Bùi Văn Nghị ở (Hải Bối, Đông Anh) cho rằng, việc gia đình nuôi vài chục con gà hay con vịt để ăn là khá phổ biến. Thậm chí khi chăn nuôi nhỏ lẻ, hầu hết các gia đình ít quan tâm đến việc phòng, chống dịch cúm. Bởi không chỉ quy mô nhỏ, mà đầu tư kinh tế vào đó không nhiều, vì thế nếu dịch xảy ra thì cũng không đáng lo ngại. Trong khi đó, nếu đầu tư phòng, chống dịch lại mất thời gian và tốn kém. “Nếu phát hiện gà bị dịch cúm mình sẽ chủ động tiêu hủy ngay, số lượng ít nên cũng không đáng ngại”, anh Nghị nói.
Chờ hướng dẫn…
Nói về công tác phòng, chống dịch CGC H7N9 trên địa T.P Hà Nội, ông Đoàn Hồng Phong, Chi cục phó Chi cục thú y Hà Nội nhấn mạnh, ngay khi nhận được công điện của UBND TP Hà Nội, cũng như quyết định của Bộ NN&PTNT về việc thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút CGC nguy hiểm có khả năng lây lan sang người. Chi cục thú y đã lên kế hoạch cụ thể, trong đó, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã…thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên và ngành Thú y; chỉ đạo, đôn đốc chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp với cơ quan thú y thực hiện giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi; thành lập đoàn kiểm tra Liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc xuất, nhập gia cầm trên địa bàn, các điểm giết mổ, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm gia cầm tại các chợ dân sinh có nhu cầu kinh doanh lớn…
“Nếu không có dịch, thông thường hàng năm chúng tôi vẫn thực hiện việc vệ sinh khử trùng, tiêu độc 5 lần/1 năm tại các điểm chăn nuôi, giết mổ và các chợ. Khi có dịch, vấn đề khử trùng, tiêu độc có thể được tăng lên 1 tháng/1 lần. Ngoài ra, tại các chợ đầu mối, chúng tôi đều có chốt kiểm tra liên ngành 24/24h để kiểm soát tình hình. Vấn đề khó khăn nhất vẫn là việc quản lý, giám sát tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung. Tuy nhiên, hiện tại mỗi thôn bản đều có thú y viên, nên việc triển khai vấn đề phòng, chống dịch cũng sẽ được sát sao hơn. Còn đối với tình trạng giết mổ gia cầm tại các chợ dân sinh, chúng tôi kiểm tra phát hiện vi phạm sẽ tham mưu để chính quyền địa phương xử phạt. Và tình trạng này có chấm dứt được hay không, phụ thuộc vào sự kiên quyết của từng địa phương đó” – ông Phong cho hay.
Đại diện cơ quan thú y TP nói vậy, song khi PV tiếp xúc với một số chủ hộ chăn nuôi thì họ nói chưa có sự hướng dẫn về phòng chống dịch của các cơ quan chuyên môn. Bằng chứng, ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía Sơn Tây cho biết: “Hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của cơ quan chức năng về việc phòng, chống dịch CGC H7N9. Tuy nhiên, qua thông tin trên báo, đài…chúng tôi đã chủ động triển khai họp Ban chấp hành và phổ biến đến các trang trại hội viên. Trong khi chờ các biện pháp phòng, chống dịch từ Chi cục thú y T.P Hà Nội, chúng tôi đã chủ động triển khai một số phương án phòng chống dịch, cụ thể như: rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng toàn khu trang trại, kiểm soát đàn gà, hạn chế người ra vào, đặc biệt là cấm người lạ vào khu chăn nuôi… Hiện tại đàn gà Mía của các trang trại hội viên tại Sơn Tây rất khỏe mạnh và ổn định”.
Không chỉ các trang trại, HTX chăn nuôi gia cầm lớn, đối với các hộ chăn nuôi tập trung, vấn đề phòng, chống dịch cúm cũng được triển khai rất chủ động. Bà Đặng Thị Lan ở (Tử Dương, Thường Tín) cũng cho biết: Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bấy kỳ thông báo nào về việc triển khai phòng, chống dịch cúm gia cầm H7N9 từ địa phương. Thế nhưng, do gia đình tôi chăn nuôi lớn (900 con gà Đông tảo – pv), nên vấn đề phòng chống dịch như: tiêm phòng, tiêm vacxin, rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng được tiến hành theo đúng định kỳ (15 – 20 ngày/1 lần). Còn nếu có dịch, các chu kỳ phòng dịch sẽ được rút ngắn lại, có thể 1 tháng sẽ phun phòng dịch 3-4 lần”.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 809/UBND-KGVX về việc yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Đặc biệt không để gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thành phố. Theo đó, TP yêu cầu tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch cúm cho cộng đồng để nhân dân áp dụng các biện pháp phòng dịch bệnh và thông tin, khai báo kịp thời dịch bệnh trên gia cầm, trên người với cơ quan chức năng để xử lý. Chỉ đạo lực lượng thú y cơ sở, cán bộ y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế phối hợp giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm, ca bệnh dịch ở người; thực hiện tốt trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm, trên người, khoanh vùng, xử lý dịch kịp thời. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm; xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch của các đơn vị. Sở Y tế giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện pháp phòng chống. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường họp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tể và tại cộng đồng, lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ (Viện Pasteur ) để xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng chống dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng thú y giám sát chặt chẽ dịch cúm trên gia cầm, phát hiện, khoanh vùng xử lý kịp thời ổ dịch. Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống không để dịch lây sang người.Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm đặc biệt tại các chợ đầu mối, không để gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn thành phố…. Trần Vũ |
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47