-->

Người cao tuổi có được ký hợp đồng lao động?

Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào? Người lao động thử việc, có phải tham gia BHXH không?

Trao đổi qua chuyên mục Tư vấn của báo Lao động Thủ đô, chị Nguyễn Minh Thư, (quận Hà Đông Hà Nội) đưa ra tình huống thực tế: Trường mầm non tư thục do gia đình quản lý đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên nuôi dưỡng, trong số các đơn ứng tuyển, chúng tôi đánh giá rất cao một lao động nữ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn, nhưng người lao động này đã 56 tuổi và vừa mới về hưu. Vậy trường có thể tuyển dụng, ký kết hợp đồng với người lao động cao tuổi hay không? Quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi có gì khác với người lao động bình thường không?

Người cao tuổi có được ký hợp đồng lao động?
Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe.

Vấn đề chị Nguyễn Minh Thư hỏi được chuyên gia của Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội giải đáp:

Theo đó, Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Theo đó, năm 2023, lao động nữ về hưu ở tuổi 56.

Về người lao động cao tuổi, được quy định tại Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019, như sau: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Theo đó, những người tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu nêu trên là người lao động cao tuổi. Ở trường hợp chị hỏi, người lao động 56 tuổi, về hưu năm 2023 được coi là người lao động cao tuổi. Người lao động cao tuổi được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Về việc có được ký hợp đồng với người lao động cao tuổi hay không, theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, việc sử dụng người lao động cao tuổi được quy định như sau:

Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Theo đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi sử dụng người lao động cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:

- Thứ nhất, người sử dụng lao động được phép ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần. Đối với người lao động thông thường, chỉ được phép giao kết tối đa 2 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

- Thứ hai, trong trường hợp không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người đó. Trong trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng (theo quy định tại Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

- Thứ ba, có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc

- Thứ tư, phải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

- Thứ năm, đối với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019).

- Thứ sáu, khi yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ, cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi vẫn giống với người lao động bình thường, tuy nhiên sẽ có những chính sách, ưu đãi riêng để phù hợp với điều kiện độ tuổi và sức khỏe của người lao động cao tuổi. Đối với trường Mầm non tư thục nêu trên muốn tuyển dụng người lao động cao tuổi vào làm việc thì cần chú ý đến quyền, nghĩa vụ và các nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Phạm Diệp (ghi)

Nên xem

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 tại Hà Nội, sáng 17/4 đã diễn ra Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu".
Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Trong năm 2024, 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất đã phát động, hưởng ứng xây dựng môi trường lao động xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp dàn dựng video clip có nội dung đánh bạc rồi đăng tải lên mạng xã hội Facebook nhằm câu “like”, câu “view”
Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Ngày 17/4, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh dự, phát biểu tại buổi lễ.

Tin khác

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Xem thêm
Phiên bản di động