Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào?
Chị Phạm Thu Huyền ở Hoài Đức, Hà Nội hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng với vị trí làm nhân viên bán hàng tại một siêu thị. Đến nay, hợp đồng cũ vừa hết hạn mà chủ sử dụng lao động vẫn chưa ký kết hợp đồng lao động mới và tôi vẫn tiếp tục làm việc tại siêu thị. Xin hỏi, trong trường hợp này quyền và nghĩa vụ của tôi được xác định như thế nào?
- Vấn đề chị Phạm Thu Huyền hỏi được chuyên gia của Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm Xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội trả lời như sau:
Khoản 1, Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo như quy định trên thì hiện nay có 2 loại hợp đồng lao động là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn (với thời hạn tối đa là 36 tháng). Do đó, trường hợp hợp đồng lao động hết hạn chỉ xảy ra khi người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b Khoản 1 nêu trên hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 149, Khoản 2 Điều 151 và Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Ảnh minh họa |
Cụ thể là: Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn; thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn; phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Áp dụng trường hợp của chị, nếu hợp đồng lao động cũ vừa hết hạn, tức là thời gian hết hạn chưa đến 30 ngày và chị vẫn đang tiếp tục đi làm, tức là chị đang trong giai đoạn chờ được ký hợp đồng lao động mới thì chị vẫn sẽ được hưởng những quyền, lợi ích như hai bên đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó (hợp đồng lao động hết hạn).
Điều này đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng chị vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ. Trong đó, có thể kể đến các quyền lợi sau:
- Được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian làm việc.
- Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo quy định.
- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cùng nhiều quyền lợi khác theo ghi nhận trong hợp đồng cũ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề
Lợi quyền lao động 01/01/2025 19:45
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng
Lợi quyền lao động 31/12/2024 22:12
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58