Người bị trầm cảm, tự kỷ và lo âu ở Việt Nam tăng nhanh
10 dấu hiệu nhận biết bạn có đang bị trầm cảm hay không | |
Những hành động giúp chống stress, trầm cảm hiệu quả |
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho biết, áp lực kinh tế, xã hội, học hành đang ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần, tâm lý của người dân nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng. Tại Việt Nam có khoảng 10% dân số mắc các bệnh liên quan tới rối nhiễu tâm trí, số lượng người trầm cảm, tự kỷ, lo âu gia tăng nhanh. Ngoài khoảng 200.000 người tâm thần nặng đang điều trị tại các trung tâm chăm sóc, cơ sở y tế thì ngoài xã hội vẫn có nhiều người mắc bệnh tâm thần và tâm lý xã hội nhẹ chưa được tiếp cận các dịch vụ phù hợp.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh M.P |
Theo thứ trưởng Đào Hồng Lan, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới trí lực của người dân và thanh thiếu niên.
Tại hội thảo, thứ trưởng mong muốn trên cơ sở Luật Trẻ em, các Nghị định đã ban hành, các chuyên gia đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em, thanh thiếu niên Việt. Mục đích là tạo ra một nguồn nhân lực tốt, khỏe về thể chất và mạnh về tinh thần.
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em, thanh thiếu niên ở Việt Nam do UNICEF Việt Nam thực hiện, Viện Nghiên cứu Phát triển Hải ngoại và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đảm trách chuyên môn nghiên cứu và kỹ thuật. Mục đích nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh nhiên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Nghiên cứu định tính được tiến hành tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, 2 tỉnh là Điện Biên và An Giang; ở các tỉnh, việc thu thập dữ liệu được tiến hành ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị. |
Ông Friday Nwaigwe - Quyền Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho hay, trên thế giới cứ 4 người có 1 người bị rối loạn tâm thần ở 1 giai đoạn trong cuộc đời. Khoảng 300 triệu người bị rối loạn lo âu, khoảng 10% phụ nữ mang thai bị trầm cảm, 10 - 20% trẻ em và thanh niên từ 14 tuổi trên thế giới mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội...
Ông Friday Nwaigwe nhấn mạnh, nếu không đươc điều trị kịp thời các bệnh về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng tiếp thu, khả năng sống trọn vẹn hữu ích của một đứa trẻ khi lớn lên. Bên cạnh đó, chúng còn phải đối mặt với thách thức lớn như bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc cơ bản…
Theo ông Friday Nwaigwe, tại Việt Nam, trẻ em vùng xa xôi hẻo lánh hoặc dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương khi gặp các vấn đề tâm lý ít nhận được sự hỗ trợ phù hợp do khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu hụt về nguồn nhân lực, chuyên môn nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu…
TS Fiona Samuels - Nghiên cứu viên cao cấp của ODI (Viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại) báo cáo tại hội nghị, các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội đều đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt trong trẻ em và thanh thiếu niên. Cụ thể, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt là các vấn đề hướng nội như lo âu, trầm cảm, cô đơn, các vấn đề hướng ngoại như tăng động và giảm chú ý…
Có 4 cấp độ dẫn đến tình trạng trên gồm: Cá nhân, hộ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Đáng lưu ý, việc tiếp cận các công nghệ hiện đại và các hành vi trực tuyến dễ gây nghiện đối với những trẻ có xu hướng sử dụng quá nhiều, đồng thời, cũng là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe tâm lý xã hội.
Tại hội thảo, TS Fiona Samuels đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam như: Chính phủ Việt Nam cần sớm thông qua Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2018 - 2025, hướng trọng tâm vào việc cung ứng bảo hiểm y tế toàn dân, ưu tiên cho các vùng nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương khác; việc thực hiện chính sách cũng cần đến những hướng dẫn và quy định rõ ràng về trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan gồm Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo các mục tiêu được phản ánh đầy đủ trong các chương trình và chính sách tương ứng của từng cơ quan.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ y tế; đào tạo thêm các bác sỹ chuyên khoa tâm thần và chuyên gia tâm lý; phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp; nâng cao nhận thức công chúng về các nhu cầu sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội thể nhẹ của trẻ em và thanh niên…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58