Nỗi ám ảnh mang tên “bạo lực học đường”
Làm sao để trẻ có "đề kháng" với bạo lực học đường TP.HCM: Nữ sinh Trường THCS Võ Thành Trang bị "đàn chị" đánh đập trên đường |
Tự tử vì bạo lực học đường
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa Sức khoẻ vị thành niên của bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp nữ học sinh cấp 2 đã có ý định tự tử do bạo lực học đường. Gia đình kể lại, trẻ có tính cách hòa đồng, học lực khá và trước đây không có biểu hiện bất thường tâm lý. Tuy nhiên, thời gian trước, trẻ bị các bạn đánh ở trong và bên ngoài trường.
![]() |
Bạo lực học đường gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường cho các em học sinh. (Ảnh minh hoạ) |
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: Trẻ nhập viện trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán, lo sợ khi nghĩ lại cảnh tiếp tục bị đánh và lo sợ đi học sẽ bị bạn bè ở lớp đánh đập. Ở tại bệnh viện, trẻ chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai.
Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá trẻ bị những sang chấn về tinh thần nặng nề. Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tinh thần của trẻ đã cải thiện hơn. Trẻ cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hoà đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, trẻ cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.
“Dù trẻ đã được ra viện, nhưng chúng tôi vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn thì hậu quả sẽ khó lường…”, bác sĩ Vinh cho biết.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh 13 tuổi sau khi uống 2 gói thuốc trừ sâu tự mua do sang chấn tâm lý. Theo thông tin ban đầu, nữ sinh 13 tuổi đã uống 2 gói thuốc trừ sâu lúc nửa đêm. Sau khi uống, em chóng mặt, nôn liên tục, ngã xuống nền nhà. Gia đình phát hiện, nhanh chóng đưa em đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, nữ sinh được cấp cứu rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính, truyền dịch, sử dụng thuốc giải độc, sau khi sức khỏe ổn định đã được chuyển sang điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên để điều trị tâm lý.
Thông tin từ gia đình cho biết, trước đó, nữ sinh được xếp ngồi giữa 2 bạn nam, từ đó thường bị 2 bạn này trêu chọc, ném sách vở, đập sách vào đầu... Ngoài ra, cả lớp còn ghép đôi nữ sinh với một trong hai bạn nam này. Do thường bị trêu chọc nên nữ sinh xấu hổ, học lực giảm sút, mỗi khi em không làm được bài hoặc bị điểm kém thì cả lớp càng trêu chọc. Dần dần nữ sinh căng thẳng, tự ti, lo lắng, thấy không có ai hiểu và giúp đỡ, không muốn giao tiếp với ai, kể cả cha mẹ và anh chị em. Mỗi khi về nhà, em cũng không ăn cùng gia đình và muốn được "giải thoát". Qua kiểm tra cho thấy em đã có những sang chấn tinh thần và phải trị liệu tâm lý trong viện…
Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường sớm
Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, của nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì những hậu quả gây ra. Thực tế, thời gian qua, trong cả nước đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.
Điều đáng lo ngại hiện nay là bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà học sinh nữ cũng có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Lý do có thể rất vu vơ như “nhìn đểu”, bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài,…
Việc phát hiện và ngăn ngừa bạo lực học đường là rất cần thiết để trẻ có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả. Trong khi việc nhận biết trẻ bị bạo lực học đường không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt là đối với các gia đình bận rộn, không có thời gian chăm lo và quan tâm tới con trẻ.
Phó Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, các bậc phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ bạo lực trong trường học.
Cũng theo các chuyên gia y tế, khi phát hiện ra con mình đang bị bạo lực học đường thì điều đầu tiên phụ huynh cần làm đó là bình tĩnh lắng nghe, phân định để biết điều gì đang diễn ra. Phụ huynh cần lắng nghe con, khuyến khích con nói lên tiếng nói của mình, cảm xúc và suy nghĩ của con. Giúp con cải thiện được những khó khăn, căng thẳng trong mối tương quan đối với thầy cô và bạn bè.
Đồng thời, các bậc phụ huynh là người đưa ra bài học kinh nghiệm cho con, để trong tương lai nếu như vô tình con lại là nạn nhân của bạo lực học đường thì con sẽ biết nên trao đổi với ai, ứng xử như thế nào.
Bên cạnh đó, các em học sinh cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt nội quy trường học, tránh xa bạo lực học đường, nói không với bạo lực. Học cách kiềm chế cảm xúc...
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh. Các giáo viên cũng cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần phải đưa ra các nội quy không có hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học.
Đồng thời, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL
Du lịch 25/07/2025 19:17

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ
Cộng đồng 25/07/2025 15:53

Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025
Du lịch 25/07/2025 11:55

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025
Hoạt động 24/07/2025 17:00

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56