Người “anh hùng” không danh
Máu nhuộm sông Thạch Hãn
Người chiến binh còn lại của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca tên là Vũ Quang Thành (SN 1953), trú tại thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi tìm đến ông vào một buổi chiều hè, khi ông đang mải mê rút rơm cho trâu ăn. Nhìn dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát, không ai nghĩ ông đang mang trong mình vết thương 51% - di chứng của cuộc chiến đấu không cân sức của ông cùng đồng đội bên sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Nhắc lại cuộc chiến ấy, đôi mắt xa xăm, bao nhiêu ký ức lại ùa về, khiến khuôn mặt ông dường như đanh lại.
Vợ chồng ông Vũ Quang Thành – cựu chiến binh còn sót lại của trung đội Mai Quốc Ca anh hùng. |
Đang là một cậu học trò cuối cấp của Trường cấp 3 Vĩnh Lộc - Thanh Hóa, với tinh thần gác bút nghiên “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tháng 5.1971, Vũ Quang Thành cũng như bao bạn bè khác đã xung phong nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Sau 4 tháng huấn luyện tại huyện Như Xuân – Thanh Hóa, ông được biên chế vào sư đoàn 304 đóng quân ở Bố Trạch – Quảng Bình. Tháng 2.1972, ông được điều động đến đơn vị D3.E9.F304 làm nhiệm vụ tiếp tế đạn dược, lương thực cho các tiểu đoàn đóng tại cao điểm Ba Hồ, Động Toàn giáp ranh bờ sông Thạch Hãn nhằm bám chốt ngăn chặn cuộc tái chiếm Thành cổ Quảng Trị của địch.
Dù 43 năm đã trôi qua, nhưng nhiều đêm ông vẫn mơ thấy mình cùng 19 đồng đội băng rừng, vượt núi mang 100 kg bộc phá làm nhiệm vụ đánh sập cầu Quảng Trị để chia cắt sự viện trợ của địch từ phía Nam ra các căn cứ quân sự ở Ái Tử, Đông Hà, La Vang. Đôi mắt ông ánh lên niềm kiêu hãnh khi kể cho tôi nghe trận chiến vào ngày 10.4.1972: “Sau khi vượt qua rất nhiều chốt chặn của địch, rạng sáng hôm ấy, một tiểu đội bị vướng vào mìn Clây- mo nên đội hình bị lộ, khiến địch hốt hoảng điều 2 tiểu đoàn lính tinh nhuệ và một trung đội dân vệ có máy bay, xe tăng yểm trợ bao vây. Với tinh thần chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, cả trung đội Mai Quốc Ca đã anh dũng xông lên đẩy lùi rất nhiều đợt tiến công của địch”.
Ông Thành thắp hương tại phần mộ liệt sĩ Mai Quốc Ca. |
Tuy nhiên, giữa vòng vây như gọng kìm, trong thế trận không cân sức “1 đánh 100”, cả trung đội lần lượt ngã xuống máu nhuộm đỏ một vùng sông Thạch Hãn. Khi ấy, ông Thành đã chứng kiến sự chiến đấu ngoan cường của đồng đội và còn kịp nhìn thấy địch ném lựu đạn vào hầm có người đồng chí, đồng hương của mình là ông Nguyễn Văn Vượng (quê Vĩnh Thành - Vĩnh Lộc). Ông bảo: “Nếu như địch không ném lựu đạn vào thì chắc nó (ý chỉ ông Vượng) sẽ không chết đâu, nó mới chỉ bị thương thôi”- ông Thành ngậm ngùi nhớ lại.
Khi bị trúng mảnh đạn pháo vào hông, ông đã bị hôn mê. Tỉnh dậy, lấy hết sức lết ra đến bờ sông trong tình trạng người be bết máu và bùn đất, thì bị địch phát hiện. Chúng bắt ông đem đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Huế do bác sĩ người Mỹ mổ và nối ruột cứu sống với mục đích khai thác tin tức. Khai thác không có kết quả, địch đưa ông ra nhà lao Phú Quốc. Sau thắng lợi của Hiệp định Paris, ông cũng như bao đồng đội khác được trả tự do, về phục viên với gia đình.
Kể đến đó, bà Trịnh Thị Huệ - vợ ông đỡ lời chồng: Năm 1973, xã nhận được giấy báo tử của ông, nhưng do là con trai duy nhất lại là trưởng dòng họ, mẹ đang ốm nặng và vừa chịu tang chồng, nên xã chưa dám báo cho gia đình. Mãi đến khi nghe đài, biết ông còn sống thì xã quyết định giữ lại Giấy Báo tử và đến ngày ông trở về thì mới hủy.
Người anh hùng không “danh phận”
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm. - những vẫn thơ của Lê Bá Dương viết về những chiến sĩ đã hy sinh trên mặt trận Quảng Trị và hai bên bờ sông Thạch Hãn vẫn còn day dứt lòng người. Và với ông Thành, sau khi chiến tranh kết thúc, mặc dù rất nhiều lần muốn về thăm chiến trường xưa thắp nén hương cho đồng đội, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mãi 24 năm sau ông mới thực hiện được. Có được cơ duyên ấy là do gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng biết ông là đồng đội cũ và lại đã từng chứng kiến giấy phút hy sinh của con trai họ, nên đã nhờ đi tìm mộ. Tại đây, ông sững sờ và bật khóc khi tận mắt thấy bia mộ của chính mình được nhân dân đặt nằm ngay ngắn bên đồng đội. Suốt bao nhiêu năm qua ông vẫn canh cánh bên lòng và day dứt mong có một ngày người nằm dưới ngôi mộ ấy được trở về với gia đình.
Thả đèn hoa đăng xuống sông Thạch Hãn để tưởng nhớ những chiến sĩ đã vĩnh viễn yên nghỉ tại đây. |
Ngày 17.12.2014, sau một thời gian tiến hành kiểm tra ADN, bên dòng Thạch Hãn, Cục Người có công đã làm Lễ tri ân gắn tên cho các liệt sĩ của trung đội Mai Quốc Ca anh hùng. Giọng ông trùng xuống khi nhắc đến 3 đồng đội vẫn chưa tìm được nhân thân. Ông cũng đặc biệt vui mừng cho biết trong mộ của mình có 2 đoạn xương và đã kiểm tra ra đó là của liệt sĩ quê ở Nghệ An.
Được biết, với những thành tích xuất sắc, ngày 23.9.1973, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 107/QĐ-CPCMLTCHMNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời phong tặng danh hiệu "Trung đội 1 thắng 100" cho Trung đội Mai Quốc Ca. Trung đội được phong anh hùng, còn ông hiện tại vẫn chỉ là dân thường. Thế nên, trước khi ra về, tôi hỏi: Trung đội được phong anh hùng, còn ông thì không, vậy ông có buồn không? Ông cười đại lượng, nhưng mắt vẫn không giấu được vẻ buồn: “Thì do mình bị địch bắt, mà trong tù thì không có người đối chứng nên phải chịu chứ biết làm sao”. |
Hiện nay, sau một thời gian làm cán bộ thôn, do tuổi cao, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại tái phát nên ông nghỉ ở nhà chăm vườn rau, ao cá và thi thoảng dành dụm về thăm lại chiến trường xưa thắp hương cho đồng đội.
Được biết, với những thành tích xuất sắc, ngày 23.9.1973, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 107/QĐ-CPCMLTCHMNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời phong tặng danh hiệu "Trung đội 1 thắng 100" cho Trung đội Mai Quốc Ca. Trung đội được phong anh hùng, còn ông hiện tại vẫn chỉ là dân thường. Thế nên, trước khi ra về, tôi hỏi: Trung đội được phong anh hùng, còn ông thì không, vậy ông có buồn không? Ông cười đại lượng, nhưng mắt vẫn không giấu được vẻ buồn: “Thì do mình bị địch bắt, mà trong tù thì không có người đối chứng nên phải chịu chứ biết làm sao”.
Chia tay ông, trong lòng tôi không khỏi cảm phục những người lính của trung đội anh hùng Mai Quốc Ca năm ấy. Họ không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi Tổ quốc cần, mà đến giờ họ cũng luôn tiên phong gương mẫu hoàn thành trách nhiệm của một cựu chiến binh - trách nhiệm của một công dân giữa đời thường.
L. Giang - T. Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54