--> -->

Ngôi làng lưu giữ nhiều tục lệ độc đáo... giữa lòng Thủ đô

Cả làng từ người già đến trẻ nhỏ không ai được gọi người sinh ra mình hay nuôi dưỡng mình là bố. Câu chuyện nghe tưởng đùa này không ở đâu xa mà ngay tại ngôi Làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội)  cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 15km.
tin nhap 20170721142807 Xem trai làng tô son, đánh má hồng
tin nhap 20170721142807 Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
tin nhap 20170721142807 Nhớ quai thao Triều Khúc

Tục không được gọi “bố”

Đi khắp phố phường Hà Nội mới thấy Triều Khúc là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong với những dấu chữ Hán còn ghi lại khiến cho con người ta khi đến đây mới cảm nhận được ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc sô bồ của xã hội hiện đại.

tin nhap 20170721142807
Một góc ngôi Làng Triều Khúc.

Không chỉ là những giá trị vật chất mà những giá trị tinh thần vẫn luôn được lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn với một niềm tự hào của người dân. Trong đó, có một tục lệ vô cùng đặc sắc đó là tục không được gọi “bố”. Cụ cai làng Nguyễn Huy Oanh tâm sự: “ Tục lệ này đã từ xa xưa lắm. Cụ cũng chẳng rõ được là ngày tháng năm nào nhưng nó như đi vào sâu ý thức của người dân và mọi người nơi đây trân trọng, rất giữ cái lệ này như chính cuộc sống thường ngày của họ vậy. Và tục lệ này cũng duy chỉ có ở đây chứ chẳng thể là ở đâu khác.”

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Vị trí ngôi làng xung quang có nhiều trường đại học lại vốn gần trung tâm nên người dân từ các nơi khác đến làm ăn ngày một đông. Họ là dân ngoại địa khi mới đến đều không nắm được những tục lệ nơi đây thế nhưng tục lệ này tại làng Triều Khúc được người dân làng luôn nghiêm ngặt gìn giữ vậy nên tất cả những người ngoài đến một thời gian đều sửa đi cách xưng hô của mình.

Ai là “Bố” của dân làng

Tục lệ kiêng gọi bố của dân làng xuất phát từ một truyền thuyết rất hay và được cụ cai làng Huy Oanh chia sẻ “Làng Triều Khúc là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh để đánh thành Tống Bình. Như thế là một vinh dự cho làng Triều Khúc, cho nên ở nghi môn đình bây giờ vẫn còn đôi câu đối: An Nam tráng khí sơn hà tại/Bình Bắc du linh thảo mộc chi. Tức là “Khí mạnh dựng trời Nam, núi sông còn mãi/Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi”. Phùng Hưng đem quân tiến về Tống Bình, suốt dọc đường hành quân, dân chúng nô nức kéo nhau đón mừng nghĩa quân như đi hội. Nhiều người nhập đoàn quân, nên khi các đạo quân tiến sát chân thành Tống Bình, thì Đô hộ phủ như một cù lao, giữa biển người mang binh khí trùng điệp. Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Đô quan Phùng Hưng kéo quân vào thành Tống Bình dựng nền tự chủ, trị nước.

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (728) Phùng Hưng lên ngôi Vua và mất năm Mậu Thìn 788. Ngài mất khiến nhân dân cảm thấy như mất cha, mất mẹ. Thời xưa gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên người dân tôn hiệu Phùng Hưng là: Bố Cái đại vương. Tiếp nối cha, con của Phùng Hưng là Phùng An lên ngôi trị vì đất nước.

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, dân làng Triều Khúc kiêng 4 chữ Hưng – tên Ngài, An – tên con trai Ngài, Bố - là Cha và Cái – là Mẹ”

Cụ Nguyễn Thái - Hội trưởng hội Người cao tuổi trong làng năm nay cụ đã 78 tuổi nhưng vẫn tinh thông, còn nhớ rõ “Trong Ngọc phả của làng vẫn ghi rõ phải kiêng 4 chữ đó. Người dân ở đây cực kỳ kiêng kỵ và không ai dám đặt tên con theo bốn chữ đó vì sợ phạm húy. Người nơi khác có đến đây thì kiểu gì cũng phải tuân theo luật lệ của làng. Nếu mà có tên giống cũng phải gọi lái đi”. Người dân làng Triều Khúc rất yêu làng và tràn đầy niềm tự hào về làng. Như cụ Thái còn sáng tác những bài thơ ca ngợi về làng quê mình với những vần thơ đượm chất trữ tình và ngập tràn tình yêu. Một số bài thơ như “Nhớ ơn nghề tổ”, “Hội quê tháng tám”, “Giếng nước quê em”, “Một thoáng quê hương”... Cụ cũng như những người dân nơi đây luôn tràn ngập trong tim tình cảm yêu mến vô bờ bến đối với quê hương mình.

Hằng năm, từ ngày 10-12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng Triều Khúc lại tưng bừng mở hội và rước kiệu Ngài quanh làng. Trong lễ hội, điệu múa “con đĩ đánh bồng” – nam giả nữ để múa trống được nhiều người quan tâm. Theo tương truyền, đó là điệu múa do Bố Cái đại vương sáng tạo ra để mua vui cho binh lính đi đánh giặc xưa kia.

Phong Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Sáng 23/7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Phát huy truyền thống anh hùng; đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, gương mẫu đi đầu...", Đại hội tập trung kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng đổi mới cho giai đoạn 2025 - 2030, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, hiện đại, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Ngày 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ đã tổ chức phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội điểm cấp xã của thành phố Hà Nội.
Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Thực hiện chương trình công tác năm 2025, ngày 23/7/2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

Ngày 23/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc - Công đoàn Công ty TNHH Môi trường đô thị Xuân Mai. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam của tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Xem thêm
Phiên bản di động