Nghệ thuật phải xuất phát từ thực tế
Sử dụng nhạc chế: Bóp méo nghệ thuật, vi phạm bản quyền | |
Giao lưu nghệ thuật "Vì bình yên cuộc sống" | |
Giải thưởng nghệ thuật và chuyện trao, nhận |
Cụ thể, tiêu chí phân loại phim sẽ được chia thành 4 cấp độ: P (phổ biến rộng rãi); C13 (không phổ biến đến trẻ em dưới 13 tuổi); C16 (không phổ biến đến trẻ em dưới 16 tuổi): và C18 (không phổ biến đến người xem dưới 18 tuổi). Trong mỗi độ tuổi, các yếu tố được cân nhắc gồm: Chủ đề, nội dung; yếu tố bạo lực; yếu tố khỏa thân, tình dục; ma túy, các chất kích thích, gây nghiện; kinh dị; ngôn ngữ, hình ảnh thô tục.
Một cảnh trong phim "Trở về" |
Đặc biệt, ở cấp độ C16, C18 chấp nhận phim có hình ảnh khỏa thân, tình dục, nhưng có đặt ra yêu cầu “không diễn ra thường xuyên” (cảnh xuất hiện 3 lần) và “thời lượng không kéo dài” (cảnh kéo dài không quá 5 giây). Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc có tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi rất đáng mừng, tuy nhiên việc quy định thời lượng “cứng” cho cảnh nóng trong phim cần bàn bạc kỹ.
Phóng viên LĐTĐ đã trao đổi với một số đạo diễn về vấn đề này.
Đạo diễn Trọng Trịnh: Cứng nhắc và xa rời thực tế
Việc quy định cảnh khỏa thân trong phim không được vượt quá 5 giây là cứng nhắc và máy móc vì 5 giây trong điện ảnh thì chẳng nói lên được điều gì. Nhiều cảnh nóng ướt át, rất đẹp, nếu cắt đi sẽ hỏng cả tính thẩm mỹ của phim. Làm nghệ thuật không phải là làm theo công thức 1+1=2 mà phải xuất phát từ thực tế, bằng chính cái cảm của người nghệ sĩ. Những người làm phim sẽ đưa ra được những ý kiến xác đáng hơn những người ngồi bàn giấy rồi quy định bằng con mắt của những nhà kiểm duyệt phim để đánh giá đâu là cảnh nóng trong phim, mỗi tập bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu giây. Điều này là hết sức buồn cười và xa rời thực tế, đôi khi làm phản tác dụng của cảnh nóng.
Mặt khác, cảnh nóng đưa lên phim mà đã lố, thiếu thẩm mỹ thì 1 giây cũng đã quá phản cảm rồi chứ chưa cần phải kéo dài đến 5 giây, người xem mới thấy phản cảm. Vấn đề ở đây là vai trò, trách nhiệm của người kiểm duyệt. Bên cạnh đó là tư duy của người đạo diễn để làm sao đưa cảnh nóng lên phim phải phù hợp với thuần phong của người Việt Nam.
Dưới con mắt làm nghề, tôi thấy, cảnh nóng của ta quá gồng mình, đôi khi vẫn không thoát được ra một cái gì đấy nên rất gượng ép. Còn ở nước ngoài, cảnh nóng của họ làm rất đẹp cũng một phần là do cảnh nóng đối với họ là hết sức bình thường nên khi xem, người xem thấy rất đẹp và cuốn hút. Điện ảnh thế giới có những luật quy định riêng cho cảnh nóng trong phim, tôi cho rằng, chúng ta nên học họ cách làm luật. Một quy định ra đời cần phải suy xét cho thật kỹ đừng để quy định đó làm hỏng tính thẩm mỹ, tư tưởng của các nhà làm phim.
Đạo điễn Nguyễn Hữu Phần: Cần phải bàn lại
Tôi cho rằng việc quy định số giây trong cảnh nóng, số lần trong một bộ phim rất phức tạp và không khả thi. Người làm nghề có thể lợi dụng kẽ hở của quy định để lách luật. Ví dụ như, họ có thể làm cảnh nóng đó trong vòng 5 giây xong lại chuyển sang cảnh khác khoảng 1 - 2 giây rồi lại quay sang 5 giây cảnh nóng đó luôn.
Phim 18+ hiện nay đầy rẫy trên mạng nên yếu tố khiêu dâm để thu hút khách không phải là yếu tố lớn vì người xem nếu thích có thể xem phim sex ở bất cứ đâu chứ không phải trên truyền hình. Bởi vậy, vấn đề quan trọng ở đây là phần kiểm duyệt nội dung phim chứ không phải là quy định thời lượng cảnh nóng trong phim. Để hạn chế cảnh nóng phản cảm trong phim điện ảnh, ngay từ ban đầu hội đồng duyệt phải xem xét kỹ càng để xác định cảnh nóng đó có phản cảm hay không, có gắn với nội dung phim hay không hay sử dụng cảnh nóng để câu khách.
Hiện nay đã có 124 nước áp dụng quy chế phân loại phim theo độ tuổi nhưng họ không quy định máy móc bằng số lượt, số giây. Ở các nước châu Âu, phim 18+ hoàn toàn là phim khiêu dâm. Ví thử như bộ phim “50 sắc thái” – một bộ phim tâm lý của Mỹ tạo nên được cơn sốt toàn cầu chỉ sau vài giờ chiếu, nếu mà cắt các cảnh nóng theo giới hạn thời lượng 5 giây thì hỏng cả tính thẩm mỹ của bộ phim. Tôi xem đây là một quy định không ổn, cần phải bàn lại.
Tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi mới đã được Cục Điện ảnh (đơn vị chủ trì việc soạn thảo văn bản) tham khảo từ các nước Mỹ, Anh, Australia, đặc biệt Singapore (tiêu chí của nước này chặt chẽ và phù hợp với văn hóa Việt Nam) và tạm thời sẽ chỉ áp dụng cho điện ảnh. |
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05