Nghề phục chế quạt cổ “độc nhất vô nhị” ở Hà Thành
Hà Nội rực rỡ cờ hoa trước ngày bầu cử | |
Ta còn em mùi hoàng lan... |
Giới chơi quạt cổ không ai không biết đến ông Dương Văn Thuần - người có cửa hàng chuyên sửa quạt cổ ở số 2 Hàng Điếu (Hà Nội). Ông Thuần đã phục chế được hàng trăm chiếc quạt cổ quý có nguồn gốc từ Pháp, Italia, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ... Đến nay, bộ sưu tập quạt cổ của ông đã lên đến hàng trăm chiếc.
Cửa hàng của ông vỏn vẹn chỉ tầm chục mét vuông, nhưng được bày trí khá khoa học và gọn gàng, đồng thời tạo dựng được nét dáng không gian xưa cũ, thích hợp cho thú sưu tầm đồ cổ của người Hà Thành. Vì vậy, đây luôn là nơi hấp dẫn đối với khách nước ngoài và dân sưu tầm quạt cổ.
Ông Tuần (ảnh nhỏ) và nơi làm việc của ông. |
Ông Thuần chuyên sữa chữa quạt cổ từ 18 tuổi. Ông kể: “Từ thời Pháp thuộc, ông nội tôi làm trong ngành điện rồi truyền nghề lại cho bố tôi. Tôi có duyên với nghề cũng nhờ bố và ông nội. Tôi từng đi làm cho Hợp tác xã Điện Lực ở phố Hàng Da rồi nghỉ”.
Ông chỉ cho tôi xem những chiếc quạt trần và quạt bàn của thương hiệu quạt Marelli của Italia rất nổi tiếng, được người Hà Nội xưa ưa chuộng, bởi kiểu dáng đẹp - từ chiếc lồng quạt được uốn cong tinh tế đến những chiếc cánh quạt duyên dáng. Quạt trần Marelli cũng được sử dụng nhiều trong những căn biệt thự Pháp cổ, các khách sạn từ thời Pháp thuộc.
Ông Thuần tâm sự: “Hình ảnh những chiếc quạt cổ chắc bền, cứng cáp, nhưng quyến rũ được bày trong những phòng khách sang trọng đã để lại cho tôi ấn tượng từ khi còn nhỏ. Với tôi, nó không chỉ là một đồ dùng trong nhà, mà còn mang những giá trị tinh thần của Hà Nội xưa”.
Được biết, công việc hằng ngày của ông Thuần chủ yếu là phục chế quạt cổ. Thực tế, quạt điện bây giờ rất ít người đem đến sửa, hỏng thì người ta thường bỏ...Bởi thế, khách hàng tìm đến cửa hàng ông Thuần đa phần là khách nước ngoài và một phần là dân sưu tầm đồ cổ hoặc dân chơi quạt sành điệu. Tại cửa hàng của ông Thuần, có nhiều khách quen như ông Phó Tổng giám đốc Công ty bia Carlsberg. Lần nào đến cửa hàng, ông này cũng mua hoặc trao đổi món đồ nào đó liên quan đến quạt cổ. Nếu là dân chơi quạt “xịn”, họ thường săn những chiếc quạt “độc”, chính hãng, có từ trăm năm trở về trước như chiếc Marelli xuất xứ từ Italia. Chiếc quạt này “độc” ở chỗ, cánh làm bằng gỗ có vân rất đẹp, hộp số có tem bằng đồng, bên trong có sợi đốt bằng may-so, móc treo, phễu, màu sơn “xịn”...
Theo ông Thuần, xưa, những chiếc quạt này xuất hiện nhiều trong các tòa công sở hay những nhà gia đình giàu có, quyền quý. Tuy nhiên, đến thời bao cấp, dòng điện 220V thay thế cho điện 110V, thì những chiếc quạt dùng điện 110V bị “thất sủng”. Nhiều người bán tháo quạt Marelli vì ngại quần lại điện 220V và dùng các loại quạt khác cho tiện.
Thế nhưng đến nay, rất nhiều gia đình lại lùng tìm mua bằng được hoặc phục chế những chiếc quạt cổ để trưng bày và trang trí cho ngôi nhà của mình. Bình thường, ông Thuần phục chế một chiếc quạt khoảng 2 – 3 ngày, chiếc nào khó và cầu kỳ thì tốn cả tuần.
Đây là công việc ông Thuần quen làm từ nhỏ, nhưng phục chế và sữa chữa lại là 2 việc khác nhau. Đặc biệt, có những chi tiết không còn mẫu mã để phục chế, ông Thuần lại phải dò từ máy khác để tìm hình dáng chuẩn của chi tiết. Những chi tiết này đôi khi phải tự mình sáng tạo nên, vì tìm phụ kiện thay thế rất khó.
Công phục chế cho mỗi chiếc quạt có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng trở lên, nhưng khách hàng và dân sưu tầm quạt cổ chuyên nghiệp vẫn chấp nhận bỏ tiền để được sở hữu một món đồ ưng ý.
Qua bàn tay tài hoa ông Thuần, những chiếc quạt tưởng chừng như chỉ là đống “sắt vụn” lại chạy êm ru, mát lạnh như xưa. Bảo sao giới mê quạt cổ lại tín nhiệm ông đến thế.
Ông Thuần chia sẻ: “Mỗi khi phục chế xong một chiếc quạt cổ, tôi lại vui lắm. Niềm vui ấy có khi kéo dài đến cả ngày”. Ông cũng bảo, sẽ làm nghề này đến khi nào mắt không còn tinh, tay không còn khéo nữa để mọi người được biết đến một thú chơi sang trọng và nét văn hóa xưa của người Hà Thành.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57