Nghề điều dưỡng: Nhiều vất vả, lắm đắng cay
Nhọc nhằn, vất vả
Tốt nghiệp khoa điều dưỡng tại Trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Nguyễn Hồng Thu (Đông Anh, Hà Nội) trúng tuyển vào làm điều dưỡng tại khoa phẫu thuật thần kinh của một BV lớn ở nội thành. Hàng ngày, nhìn cô gái trẻ trong bộ đồ trắng tinh hối hả đi làm, bà con hàng xóm ai cũng ngưỡng mộ, thán phục và mừng cho gia đình Thu “có người làm ngành y là yên tâm”. Chỉ riêng Thu là âm thầm suy nghĩ sẽ sớm bỏ nghề, bởi đã quá thấm thía những cực nhọc, vất vả của nghề điều dưỡng, dù mới chỉ đi làm được hơn một năm. Thu chia sẻ, mỗi tuần, cô phải thức trắng trực ở khoa hai đêm. Những ngày còn lại, cô phải dậy sớm, vượt quãng đường gần 20km để có mặt ở bệnh viện lúc 7h sáng. Lúc này, cô cùng những điều dưỡng viên khác đến các giường bệnh thăm hỏi, thay băng, tiêm hoặc truyền dịch… cho bệnh nhân. Thu bảo, ở khoa thần kinh luôn có hàng trăm bệnh nhân chấn thương đầu, cột sống, điều trị hậu phẫu sau tai nạn, u não… Vì vậy, điều dưỡng viên ở đây phải làm việc hết công suất, không kể ngày đêm. “Những đêm trực, gần như tụi em thức suốt bởi hết bệnh nhân này kêu, lại đến bệnh nhân khác gọi thay băng, truyền dịch. Có bệnh nhân bị chấn thương sọ não, lên cơn la hét quậy phá suốt đêm”. “Công việc quần quật, lại thường xuyên phải chịu đựng những bực bội, cáu gắt vô cớ của người bệnh, nhiều khi điều dưỡng viên chúng em chỉ biết khóc thầm. Mong mỏi lớn nhất là có một ngày nghỉ vào cuối tuần nhưng càng vào ngày nghỉ, dịp lễ tết thì công việc càng bận rộn hơn”- Thu tâm sự.
Nhọc nhằn, vất vả cũng là câu chuyện của những điều dưỡng viên ở khoa Cấp cứu BV Việt Đức. Nhiều điều dưỡng viên ở đây cho biết, họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm. “Ở khoa này gần như giờ nào cũng có vài ca vào cấp cứu, không bị bệnh thì tai nạn giao thông, đâm chém nên điều dưỡng không khi nào ngơi tay”, điều dưỡng viên tên Tuyết nói. Ở khoa phẫu thuật, ngoài thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, điều dưỡng viên có khi chôn chân trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ. Có những ca mổ phức tạp kéo dài từ 10 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều nên việc nhịn đói cũng là chuyện bình thường. “Thức đêm, nhịn đói, đứng lâu hoặc đi lại nhiều nên không ít điều dưỡng viên khi hết ca làm việc là choáng váng, mắt mờ, tay mỏi, chân run...”- chị Tuyết tâm sự. Cũng theo chị, ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính, những người đang mang bệnh tật tính cách càng khó chiều hơn. Thế nên, chỉ sơ sểnh khiến người bệnh không vừa ý là điều dưỡng có thể bị mắng chửi, quát tháo.
Khó gắn bó với nghề
Nhọc nhằn, vất vả như vậy, nhưng thu nhập và chế độ với điều dưỡng viên lại chưa tương xứng. Thu Ánh, điều dưỡng viên Bệnh viện Phổi Hà Nội chia sẻ. “Em mới ra trường nên lương chưa đầy 3 triệu đồng/tháng và không có khoản thu nhập gì khác ngoài lương. Trong khi đó, gia đình ở xa, em phải thuê trọ tại thành phố mất 1 triệu đồng/tháng. Cùng với những chi phí sinh hoạt khác, em phải tằn tiện mới đủ sống”. Ánh cho biết thêm, hầu hết bạn bè của cô đang làm điều dưỡng viên tại các bệnh viện khác cũng chỉ thu nhập từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần theo trình độ và chức vụ công tác nhưng không thấm vào đâu so với công việc. Thực tế, nhiều người đã bỏ bệnh viện công để sang làm cho bệnh viện tư, mong có mức lương cao hơn, thậm chí, không ít người còn bỏ nghề ngay khi ra trường.
Không chỉ ra đi vì thu nhập, thực tế “chảy máu” điều dưỡng tại các BV công hiện nay còn do áp lực công việc quá lớn. Ở khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh mỗi năm đều chứng kiến không ít sự ra đi của điều dưỡng viên. Đáng chú ý nhất là năm 2008, gần 30 điều dưỡng viên có kinh nghiệm xin nghỉ hoặc chuyển lên khoa lâm sàng. Tình trạng tuyển điều dưỡng viên vào rồi lại ra đi diễn ra ở nhiều bệnh viện. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sĩ so với nhân viên điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện mới đạt 1/1,65, như vậy còn thiếu từ 40 - 60 nghìn điều dưỡng viên. Thế nhưng, tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng, đại học mới đạt 6%. Hơn 50 trường ĐH, CĐ, TCCN có ngành điều dưỡng đều tuyển một lượng lớn chỉ tiêu cho ngành này nhưng khi ra trường số người làm đúng ngành ít. Thu Ánh cho biết: “Em cũng đã nghe nói đến mức lương ngàn đô cho điều dưỡng viên nhưng đó là chuyện ở nước ngoài. Điều dưỡng viên Việt Nam muốn đạt được giấc mơ này phải phấn đấu nhiều lắm. Còn ở trong nước, công việc của điều dưỡng viên còn rất vất vả, chế độ đãi ngộ thì chưa tương xứng. Rất mong Nhà nước, cải thiện hơn nữa về mức lương, các chế độ đãi ngộ của điều dưỡng viên thì mới mong giữ chân được người giỏi ở lại với nghề nhiều vất vả, lắm đắng cay này”.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01