Nghệ An: Những cư dân không làng
Một mình xóm trưởng “gánh 3 vai chèo”
Xí nghiệp chè Thanh Mai trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, được thành lập vào ngày 9/10/1998. Sau một thời kỳ hoàng kim, đến năm 2014, do sản xuất, kinh doanh không hiệu quả như trước kia, cùng với việc cổ phần hóa nên bị giải thể.
Trước đây, Xí nghiệp chè Thanh Mai có nhiều đội sản xuất, mỗi đội ngoài chức danh cán bộ để điều hành sản xuất, đội còn có chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…Tuy nhiên, sau khi giải thể, các tổ chức này phần lớn tự giải tán, việc quản lý được giao về cho chính quyền xã Thanh Mai.
Chị Trần Thị Lan, nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, sau khi Xí nghiệp chè Thanh Mai giải thể, chị sang làm xóm trưởng. Mang danh xóm nhưng thực chất đây là khu dân cư của đội sản xuất 12-9 cũ, hiện, xóm này có 83 hộ với 296 nhân khẩu. Vì để “nối dài cánh tay” của chính quyền đến với người dân, Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai đã trích ngân sách hợp đồng với 3 cán bộ của các đội sản xuất cũ để làm xóm trưởng. Chị Lan là một trong 3 người được xã Thanh Mai hợp đồng làm xóm trưởng từ năm 2017, mỗi tháng xã trả 900 ngàn đồng thù lao.
Chị Trần Thị Lan (áo đen, bên phải), nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, Xí nghiệp chè Thanh Mai chia sẻ những khó khăn khi chuyển sang làm xóm trưởng. |
Chị Lan cho biết, khi giải tán Xí nghiệp chè Thanh Mai, các tổ chức đoàn thể cũng bị giải tán. Chỉ trừ Chi hội Cựu chiến binh của đội 12-9 được chia nhỏ, sinh hoạt ghép vào các chi hội khác. Điều này, khiến chị Lan rất lúng túng khi triển khai công việc. Một mình làm cán bộ xóm nên hết thảy mọi việc từ lớn đến nhỏ đều đổ vai chị. Nữ trưởng xóm làm từ khâu thông báo, tuyên truyền chủ trương, chính sách của xã đến hướng dẫn cụ thể cư dân thực hiện. Chị theo dõi mọi hoạt động kinh tế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chế độ chính sách, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, …
Từ ngày giải thể đội sản xuất, mọi hoạt động phong trào của nơi đây gần như tê liệt. Còn các vị trí trưởng chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên,… không còn ai đứng ra đảm nhận. Chỉ có ngày rằm Trung thu, Ủy ban nhân dân xã vẫn duy trì việc phát quà cho các cháu nhỏ. Nguồn quỹ xóm cũng không có, ngày lễ Đại đoàn kết nhiều năm nay xóm không tổ chức. Việc họp dân cũng rất khó, chỉ tổ chức khi có việc quan trọng vì thông báo trên loa rất ít người nghe bởi địa hình đồi núi. Do vậy, xóm trưởng phải lưu hết số điện thoại của tất cả các hộ dân để gọi khi cần. Những khi làm thẻ bảo hiểm, điều tra dân số, nhà ở, chi trả chế độ thì phải gọi từng nhà. Gian nan là khi họp để bình xét hộ nghèo vì liên quan đến quyền lợi trực tiếp của dân, một mình xóm trưởng phải làm các bước từ A đến Z.
Người lao động của những đội sản xuất thuộc Xí nghiệp chè Thanh Mai mong muốn sớm thành lập xóm để được hưởng quyền lợi và làm trọn nghĩa vụ như những cư dân địa phương. |
“Có lẽ lúc vất vả nhất là khi trong xóm có người mất. Mình phải đứng ra lo liệu phần lễ, đọc điếu văn, bố trí phân công người làm nhiều khâu. Mình là Trưởng ban Lễ tang cũng kiêm luôn cả ban viên, việc gì cũng phải tham gia. Thậm chí, không có người phải phải “điều” chồng đi để hỗ trợ”, chị Lan chia sẻ.
Mỏi mòn chờ xóm mới
Qua tìm hiểu, phóng viên còn được biết, trước đây, đất ở, đất vườn, đất sản xuất các hộ dân ở đây đều nhận đất giao từ Xí nghiệp Chè Thanh Mai. Dù ở hàng chục năm, nhưng theo quy định những hộ dân ở đây không ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho nên, mọi giao dịch liên quan đến thế chấp đất ở của gia đình hết sức khó khăn.
Một cư dân xóm 12-9 than thở, diện tích đất của mỗi hộ đang nằm chung trong diện tích đất của xí nghiệp trước đây, nên đất đai, vườn tược đều đang nằm trong bìa đỏ của tập thể. Người dân muốn vay ngân hàng cũng rất khó khăn về thủ tục. Phải đi lại nhiều để xin xác nhận các cơ quan liên quan làm thủ tục, vay được cũng nản. Chưa kể, nếu được thì ngân hàng cũng chỉ cho vay mức rất thấp vì họ sợ rủi ro sau này.
Được biết, sau khi giải tán Xí nghiệp chè, xã Thanh Mai đã tiếp nhận dân cư của đội sản xuất số 1, số 2 và đội 12-9 với 358 hộ, trên 1.200 khẩu. Từ năm 2014 đến nay, chính quyền các cấp vẫn chưa lập được xóm mới. Chưa có xóm, không có sự giúp sức từ các tổ chức đoàn thể ở cơ sở nên nhiều thông tin về chính sách của nhà nước đến với cư dân một cách chưa trọn vẹn. Việc quản lý cũng chỉ ở một mức độ nhất định, không sát sao như những xóm có đầy đủ mọi thành phần. Do đó, nghĩa vụ đóng góp của dân cũng không được thực hiện triệt để.
Hiện nay, những hộ trồng chè của Xí nghiệp chè Thanh Mai đã thuộc quyền quản lý của xã Thanh Mai. |
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Hà Quang Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai cho biết: “Do Xí nghiệp chè Thanh Mai chưa thanh lý hợp đồng liên đất đai, sản phẩm cây trồng đối với các hộ dân nên mọi khoản hỗ trợ thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp các hộ không được hưởng. Vì trên danh nghĩa đây vẫn là tài sản của tập thể. Do vậy, mặc dù năm nào, các xóm trưởng cũng thống kê thiệt hại trình lên xã đều không được chấp nhận.
Ngoài ra, do chưa có nhà văn hóa nên mỗi lần tổ chức họp xóm đều phải mượn nhà tập thể cũ để sinh hoạt cộng đồng. Để quản lý xã phải hợp đồng 3 người xem như là làm xóm trưởng. Dù biết là chưa đúng với quy định nhưng vẫn phải làm để tuyên truyền, đôn đốc về nghĩa vụ, để đưa chính sách đến với người dân. Các hộ dân rất thiệt thòi, đến này lễ, các xóm của xã tổ chức rầm rộ còn tại các khu dân cư thuộc Xí nghiệp chè thì im lìm. Không có đoàn thể thanh niên, phụ nữ,… nên các hoạt động không biết tô chức như thế nào. Duy chỉ có Chi Hội cựu chiến binh chia ra gửi hội viên đi xóm khác cũng để sinh hoạt”.
Đầu năm, xã đã làm tờ trình đề nghị sáp nhập các đội sản xuất cũ lập xóm mới gửi huyện Thanh Chương. Nhưng sau đó, điều chỉnh cắt 112 hộ của đội 1 nhập vào xóm Bắc Tràn; còn lại 246 hộ với gần 1.000 nhân khẩu của một phần đội 1, đội 3 và đội 12-9 nhập thành xóm mới lấy tên Xí Nghiệp nên phải làm lại tờ trình, tháng 6 vừa qua mới gửi đi. Đến nay, Xí nghiệp chè Thanh Mai vẫn chưa làm thủ tục để thanh lý hợp đồng liên quan đến đất và tài sản trên đất đối với các hộ nhận đất sản xuất trước đây nên khó cho việc quản lý đất đai chính quyền. Sau khi thành lập được xóm mới và các hợp đồng của đơn vị với cư dân đã được thanh lý, xã quy hoạch lại đất đai tại các xóm, ông Thắng cho biết thêm.
Về vấn đề này, ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương cho biết, đến nay, mọi thủ tục liên quan đến việc thành lập xóm đã hoàn thành và huyện đã trình lên Hội đồng nhân dân tỉnh. Quan điểm của huyện mong muốn sớm thành lập được các xóm để phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49