-->

Ngày mới ở Tiến Xuân

(LĐTĐ) Năm 2008, khi từ Hòa Bình “về” Hà Nội, đời sống đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) vẫn nhiều khó khăn: Hạ tầng thiếu thốn, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, nhiều lao động thiếu việc làm, thu nhập chưa cao... Hôm nay, Tiến Xuân đã khác xưa, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được đầu tư khang trang. Không chỉ nâng cao đời sống kinh tế, nhiều năm qua người dân ở xã còn chú tâm gìn giữ văn hóa cồng chiêng, nâng cao đời sống tinh thần.
Tiến Xuân đổi mới từng ngày Những bước chuyển mình mạnh mẽ

Đổi mới từng ngày

Về xã Tiến Xuân những ngày này, hai bên đường lúa trổ bông thơm ngát, hoa phù dung đón hè khoe sắc. Men theo cung đường được trải nhựa phẳng phiu, tôi bắt gặp không ít xe chở nông sản ngược từ Tiến Xuân về trung tâm Thủ đô. Thế mới biết, hạ tầng được đầu tư đã góp phần đáng kể thúc đẩy giao thương, giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Ngày mới ở Tiến Xuân
Đường về xã Tiến Xuân ngày một khang trang, được trải bê tông, thảm nhựa phẳng phiu. (Ảnh: Giang Nam)

Nhìn Tiến Xuân thời điểm này, hẳn ít người biết chỉ cách đây hơn một thập kỷ trước, nói về Tiến Xuân cùng với Yên Trung, Yên Bình, Đông Xuân là nói về bốn xã xa xôi, heo hút. Nào là đường đi khó khăn, núi đồi trùng điệp, ban đêm chỉ có ánh đèn dầu heo hắt vì chưa có điện sinh hoạt... Bây giờ, đường về các xã “vùng khó” năm nào được trải nhựa phẳng lỳ, ô tô, xe máy chạy bon bon qua những vạt ruộng thẳng cánh cò bay, những đồi sắn xanh mướt trải dài.

Không chỉ riêng đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã mà ngay cả đường thôn, ngõ xóm cũng được thảm bê tông sạch đẹp. Dọc bên đường và thấp thoáng giữa những tán cây là những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại. Ðiện sinh hoạt được kéo về từng nhà. Tối đến, ánh đèn sáng trưng đường làng ngõ xóm, tiếng ti vi, tiếng đài loa rộn ràng..

Ông Đinh Công Lực - Trưởng Thôn 3 kể, chỉ trong vòng ít năm Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Tiến Xuân đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của địa phương đã được xây dựng và tu sửa khang trang.

Theo tìm hiểu, Tiến Xuân còn là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Là xã dân tộc miền núi nhưng đến nay, thu nhập bình quân của Tiến Xuân đã đạt 62 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh phát triển nông, lâm nghiệp, xã Tiến Xuân còn tập trung hướng nghiệp, dạy nghề cho người dân. Trong đó, từ năm 2017 đến 2020, xã liên kết với các doanh nghiệp, công ty trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc về dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho 2.000 lao động với thu nhập từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/người/tháng.

Nâng cao đời sống tinh thần

Chị Tạ Thị Hồng – Chi hội phó Hội phụ nữ thôn 3 chia sẻ, ngoài phát triển kinh tế, những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của huyện Thạch Thất và thành phố Hà Nội, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống ở Tiến Xuân được duy trì, nâng cao. Từng không có bộ cồng chiêng nào, đến nay, Tiến Xuân đã có hàng chục bộ và văn hóa cồng chiêng còn được đưa vào chương trình học tập tại các trường học trên địa bàn xã. Ngoài ra, Thành phố và huyện Thạch Thất còn mở nhiều đợt tập huấn, tạo điều kiện để các đội cồng chiêng tham quan, tìm hiểu văn hóa người Mường ở các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình... Nhờ vậy, bản sắc văn hóa, nét đẹp trong phong tục, tập quán của Tiến Xuân được bảo lưu và ngày càng phát huy tích cực.

Ngày mới ở Tiến Xuân
Người dân kể về những đổi thay trên vùng đất Tiến Xuân. (Ảnh: Giang Nam)

Nhắc đến cồng chiêng, một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới bà Bùi Thị Bích Thìn. Từ khi lên 9 tuổi, bà Thìn đã học đánh chiêng. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.

Trước đây, khi chưa sáp nhập về Hà Nội, hệ thống giao thông của Tiến Xuân chủ yếu là đường đất. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như trạm y tế, trường học còn sơ sài. Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp lạc hậu. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tiến Xuân hôm nay đã có những đổi thay tích cực, chỉ trong vòng ít năm qua, xã được Thành phố, huyện đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế - xã hội nơi đây tiếp tục được cải thiện. Hiện, xã đã có hộ dân đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại; phát triển nghề trồng rừng (trên núi cao), trồng cây ăn quả (dưới chân núi); đa số lao động trẻ có việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong vùng...

Với mong muốn khơi dậy và quảng bá văn hóa cồng chiêng một cách sâu rộng hơn, bà Thìn đã đứng ra vận động các chị em trong đội văn nghệ ở các thôn thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân. Bà Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ chia làm ba đội ở ba thôn Miễu 1-2, thôn Cố Ðụng 1-2, thôn Ðồng Dâu. Các thành viên trong các đội được trang bị thêm kiến thức, giao lưu, sinh hoạt và tham gia nhiều buổi biểu diễn do Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tổ chức.

Chị Tạ Thị Tâm, một thành viên Câu lạc bộ bảo rằng, nhờ những buổi giao lưu văn nghệ, nhiều người đã hiểu hơn về nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Các em nhỏ ở Tiến Xuân cũng được tiếp cận, học tập, trở thành những người kế cận cho Câu lạc bộ. Chị Tâm cùng các nghệ nhân, các thành viên Câu lạc bộ hiện tại đều không có mong muốn gì nhiều ngoài mong bản thân luôn giữ được nhiệt huyết, có sức khỏe để truyền dạy, giao lưu, phát huy những giá trị văn hóa. “Với cồng chiêng, người đánh phải biết cách sử dụng về thanh âm, bức âm. Nên chúng tôi luôn cùng nhau giữ tinh thần, cùng học và làm cho cồng chiêng cất tiếng”, chị Tâm chia sẻ.

Được biết, thời gian qua được sự quan tâm của Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành của Hà Nội, Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân đã có cơ hội được đi giao lưu, trình diễn, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều sự kiện lớn. Qua đó, lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mường của Thủ đô đến với người dân khắp mọi miền.

Trở lại câu chuyện phát triển đời sống kinh tế ở xã Tiến Xuân, có tận mắt chứng kiến mới thấy, nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của xã đã được xây dựng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã được nâng cao rõ rệt. Được biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tiến Xuân xác định, trong thời gian tới, tiếp tục đổi mới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chính quyền, tăng cường chất lượng các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, từng bước xây dựng Tiến Xuân ngày càng giàu đẹp./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động