Ngày mới ở Minh Tân
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam | |
Làm tốt công tác đại diện bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động |
Những ngày đầu gian khó
Nhắc đến vùng đất Minh Tân, ông Nguyễn Văn An – Phó Chủ tịch xã Minh Trí bảo, trước kia cuộc sống người dân còn khó khăn nhưng giờ đã khác nhiều. Theo lời ông An, những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, thành phố Hà Nội có chủ trương đưa một số người dân nội thành và các huyện ngoại thành đi xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Đồng - Ban Kinh tế mới thành phố được thành lập.
Trước bối cảnh đó, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Kết - Chủ tịch UBND huyện và ông Phạm Văn My - Phó Chủ tịch UBND huyện đã đề xuất với Ban Kinh tế mới thành phố “Đề án xây dựng khu kinh tế mới nội tỉnh tại huyện Sóc Sơn”nhằm đưa một số hộ dân vùng giáp sông Cà Lồ, sông Cầu, các xã vùng trũng đi xây dựng vùng kinh tế mới nội tỉnh tại huyện Sóc Sơn.
Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở thôn Minh Tân (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn). |
Nghe kể, lúc bấy giờ có hai phương án để lựa chọn, nhưng cuối cùng, khu vực Đồng Đò - Ban Tiện được xem xét để xây dựng khu kinh tế mới. Mặc dù chỉ là vùng đất đồi gò, cằn cỗi, bạc mầu nhưng nhờ sự quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn, khu kinh tế mới Đồng Đò – Ban Tiện đã ra đời.
Được biết, thời điểm đó lãnh đạo huyện đã có kế hoạch lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm, có khả năng dân vận tốt vào công tác trong thời kỳ đầu xây dựng khu kinh tế mới Đồng Đò - Ban Tiện. Khoảng tháng 6 năm 1985, các đồng chí trong Ban Kinh tế mới huyện Sóc Sơn đã tổ chức cho các hộ dân có nguyện vọng đi xây dựng vùng kinh tế mới đến khu Đồng Đò - Ban Tiện. Khi đi thăm vùng đất sẽ xây dựng kinh tế, số lượng người đi có đến con số hàng trăm. Thế nhưng, đến lúc đăng ký đi chính thức chỉ còn vài chục hộ vì đến khu Đồng Đò đồi trọc hoang sơ cằn cỗi, nhiều hộ đã nản lòng xin rút đơn.
Nhớ lại những đầu “khai sơn, phá thạch” trên vùng đất này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng thôn Minh Tân cho biết, lúc đó cơ sở hạ tầng ở khu vực này gần như không có gì. Hệ thống giao thông, thủy lợi, công trình dân sinh… tất cả đều là con số không. Công cuộc xây dựng vùng kinh tế mới đầy rẫy những khó khăn. Tuy nhiên, ông quyết tâm xây dựng thành công khu kinh tế mới, những người tâm huyết vẫn quyết không rời bỏ mảnh đất này.
Là một trong những người đầu tiên xông pha và nếm trải những khó khăn trên vùng đất này, ông Nguyễn Đình Cường - Trưởng thôn Minh Tân kể, khó khăn dễ thấy nhất là đường xá không thuận tiện. Nói cách khác, khi ấy đường vào thôn Minh Tân đỏ quạch bùn đất. Cả thôn rộng chừng 1.000ha thì có đến 70% là đất rừng và hồ chứa nước, đất nông nghiệp chỉ có khoảng 20ha. Mỗi năm gieo cấy một vụ lúa nhưng năng suất phập phù. Trồng trọt không hiệu quả, mà chăn nuôi được con lợn, con gà mang đi bán cũng rất vất vả. Cái nghèo, cái đói cứ thế đeo đẳng mãi.
Dĩ nhiên, nghèo đói thì thường kéo theo nhiều hệ lụy. Ngoài tha phương cầu thực, người dân trong vùng chỉ còn biết sinh nhai, cậy trông vào núi rừng. Hằng ngày, họ vào núi chặt gỗ hoặc đốt thành than trước khi đem bán. Nhiều thanh niên nam nữ phải lặn lội cả chục cây số ra thị trấn tìm việc làm thêm. “Nuôi được con lợn đã khó, đến khi xuất chuồng vẫn còn vất vả hơn do đường xa, đi lại khó khăn, lái buôn ngại vào bắt lợn. Nuôi bò ở Đồng Đò cũng chẳng dễ vì đất đai không cho cỏ ngọt nên bò chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp…” - Trưởng thôn Minh Tân nhớ lại.
Theo lời những người dân Minh Tân, hiện cuộc sống của họ đang từng ngày đổi khác. Sự đổi khác ấy bắt nguồn từ rừng. Nghe kể, năm 1986, huyện Sóc Sơn tổ chức phát động trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo chương trình PAM của Liên hiệp quốc để đổi lấy lương thực cho nhân dân. Tiếp theo đó là hàng loạt chương trình trồng rừng khác như PAM 327, PAM 3352, chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Góp công, góp sức cho những dự án trên, bà con Minh Tân cùng nhân dân toàn xã Minh Trí đã trồng được 667,54ha rừng và có hơn 70ha rừng thông được trồng sẵn.
“Khoảng năm 2000, làn gió đổi mới cũng đã đến với thôn Minh Tân. Tháng 10/2000, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - khi ấy là Bí thư Thành ủy Hà Nội đã về tại Trạm biến áp Minh Tân chứng kiến công trình điện sinh hoạt thôn Minh Tân được khánh thành gồm 6km đường dây trung thế và hơn 2km đường dây hạ thế. Hạ tầng được đầu tư và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.Bên cạnh đó, Dự án xây dựng đập hồ Đồng Đò được tiến hành giải phóng mặt bằng và khởi công năm 2001. Cảnh quan môi sinh thôn Minh Tân có một diện mạo mới, khơi dậy tiềm năng du lịch sinh thái cho vùng đất này” – ông Cường chia sẻ.
Có một Đà Lạt giữa lòng Thủ đô
Ngoài việc hạ tầng được đầu tư, bản thân những người dân Minh Tân cũng cần cù, chịu khó, hễ thấy thứ gì có thể đem lại kinh tế chính đáng là bắt tay nuôi, trồng thử. Chẳng là, năm 2000, một số hộ trong thôn Minh Tân trồng cây đào phai trong vườn để chơi tết Nguyên đán. Do hợp thổ nhưỡng và tiểu khí hậu nơi đây nên cây đào phai phát triển tốt và ra hoa rất đẹp, được khách ở nội thành Hà Nội ưa chuộng. Một số hộ gia đình đã có ý tưởng phát triển mở rộng diện tích trồng cây đào phai. Rất nhạy bén, lãnh đạo thôn nhận thấy cây đào phai chính là thế mạnh của Minh Tân, xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế vườn đồi, nên đã vận động nhân dân trong thôn thâm canh mở rộng diện tích trồng. Thương hiệu đào Minh Tân ra đời từ đó.
Ông Nguyễn Đình Cường cho biết, hiện cây đào mang lại thu nhập chủ yếu cho bà con Minh Tân. Với đặc điểm địa hình, những cây đào trồng trên sườn đồi cao càng phát triển tốt và cho nụ hoa dày đẹp, tươi thắm. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, phối hợp với Viện hoa cây cảnh, trực tiếp là PGS.TS Đặng Văn Đông phổ biến quy trình chăm kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc cây đào cho bà con để có được những cây đào thương hiệu có giá trị cao nhất
Theo lời trưởng thôn, với đặc điểm diện tích đất đai đồi gò, Minh Trí rất thích hợp cho việc đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là du lịch nên về lâu dài, địa phương xác định nhiệm vụ hàng đầu là việc xây dựng khu công nghiệp sạch Minh Trí và khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và nghỉ cuối tuần hồ Đồng Đò gắn với phát triển rừng. Từ đó cải thiện đời sống của người dân làm nghề rừng bằng đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng kết hợp với du lịch để tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Nhắc đến chuyện giữ rừng, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng thôn Minh Tân bảo, nơi đây có một đặc trưng không đâu có. Đó là chuyện, người có trước, rừng có sau. Từ gốc cây đầu tiên được trồng lên, suốt mấy chục năm qua, người dân vẫn cần mẫn trồng, kiên định với việc bảo vệ rừng, và luôn tự hào vì thành quả đó.
“Trồng ra rừng phải giữ được rừng”. Hiểu được tầm quan trọng của rừng và bằng trách nhiệm của người lãnh đạo, trưởng thôn Minh Tân cho biết, cá nhân ông và các ban, ngành địa phương đã quyết liệt vận động, thuyết phục bà con không để xảy ra nạn phá rừng, phát triển mô hình hộ trang trại, từng bước tạo công ăn việc làm để các hộ dân dần chấm dứt nghề chặt củi đốt than. Đến nay, chỉ còn duy nhất một hộ gia đình còn làm nghề này.
Nói về hướng thoát nghèo của địa phương, Trưởng thôn Minh Tân phấn chấn cho biết: Thời gian tới, bên cạnh đó khai thác lợi thế về đất đồi rộng để đưa các mô hình chăn nuôi lợn sạch, rau sạch, gà đồi... phát triển. Ông Cường cũng kỳ vọng, thời gian tới, nơi đây sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng, trở thành một Đà Lạt thu nhỏ ngay giữa lòng Hà Nội. Cuộc sống kết hợp hài hòa cùng tự nhiên tạo thành một thiên đường nghỉ ngơi thực sự.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17