--> -->

Ngành da giày cạn nguồn lao động

Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu da giày đạt những con số khả quan, nhưng những bất ổn về nguồn nhân sự, nguồn cung nguyên liệu, sự chững lại của các đơn hàng,… khiến xuất khẩu da giày sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong những tháng cuối năm.
Chuyển sản xuất sang phi tập trung sẽ đảm bảo nguồn cung lao động Nhà tuyển dụng đánh giá cao chất lượng nguồn lao động

Thiếu nguồn cung lao động

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 của Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam (Lefaso) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 13,81 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 11,79 tỷ USD (tăng 13,3%) và valy, túi, cặp đạt 2,02 tỷ USD, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 10,99 tỷ USD, chiếm 79,56% toàn ngành da giày- túi xách Việt Nam.

Ngành da giày cạn nguồn lao động
Ảnh minh họa: Mai Quý

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước của Bộ Công Thương mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lefaso đánh giá, 6 tháng đầu năm, dù đạt kết quả xuất khẩu khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn lớn khi nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu, gián đoạn do nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cũng như một số nước xung quanh hạn chế. Bên cạnh đó, thiếu nguồn lao động cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành.

Dệt may, da giày là hai ngành hàng sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, ngành da giày cần hơn 1,4 triệu lao động, chiếm tỷ lệ trên 18%.

Thiếu lao động, khó tuyển mới cũng là tình trạng của nhà máy Pou Yuen Việt Nam - doanh nghiệp gia công giày đông công nhân nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau dịch Covid-19, công ty cần tuyển mới 8.800 lao động, nhưng đến nay chỉ lấp đầy được 65%. Chưa kể, mỗi tháng lại phát sinh 500 - 650 trường hợp xin nghỉ việc. Phía doanh nghiệp cho hay không còn đặt nặng mục tiêu tuyển đủ người vì biết rõ không thể nào đạt được.

Tương tự, Công ty TNHHMTV giày dép Vĩnh Phong, với cơ ngơi nhà xưởng rộng 10.000 m2, cần khoảng hơn 1.000 lao động. Thế nhưng, hiện chỉ có gần 300 công nhân đang làm việc. Bà Phan Thị Minh Thu - Phó giám đốc công ty cho hay: “Không thể tìm ra người! Nếu trước đây, một tuần nhà máy có thể tuyển 50 công nhân có tay nghề, giờ đây cả tháng, sử dụng đủ các kênh chỉ tuyển được 10 người, đa phần là lao động lớn tuổi".

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch Hội Da giày thành phố Hồ Chí Minh cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường lực lượng lao động đã qua đào tạo. “Hiện chỉ cần 300 lao động giày da được đào tạo nhưng khi hỏi các trường đều không đáp ứng đủ. Do đó doanh nghiệp đang phải đẩy mạnh liên kết với trường nghề để đào tạo cấp tốc, đồng thời hỗ trợ chỗ ở để kêu gọi lao động”, ông Nguyễn Văn Khánh cho biết.

Ngoài ra, theo ông Khánh, các doanh nghiệp cần tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, tiết giảm nhân công. Thậm chí, trước khi xây dựng nhà máy, doanh nghiệp cần khảo sát trước nguồn lao động tại chỗ, liên kết với chính quyền để đặt hàng, đào tạo trước lao động.

Cần nâng cao năng lực sản xuất

Không chỉ vậy, theo đại diện Lefaso, 6 tháng cuối năm, ngành còn đối mặt với rất nhiều rủi ro như lượng tồn kho đang rất lớn, từ giờ đến quý 1/2023, tình hình đơn hàng sẽ có phần chững lại.

Bộ Công Thương nhận định, ngành da giày trong nước đã tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình, giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O (chứng nhận xuất xứ) ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam. Do đó, mục tiêu năm 2022 tăng trưởng toàn ngành sẽ từ 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD là con số khả thi.

Mặt hàng xuất khẩu da giày Việt Nam dù đang ở mức trung bình của thế giới cả về chất lượng và giá cả, nhưng để cạnh tranh được trên thị trường, thời gian sắp tới, ngành cần nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng có giá trị cao hơn. Muốn vậy, nguồn nguyên liệu có giá trị cao cần nhập khẩu từ các nước.

Ngoài ra, với các thị trường có FTA với Việt Nam, Phó Chủ tịch Lefaso Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu nguồn cung thiếu hụt từ các thị trường này. Đơn cử, EU là thị trường có nguồn nguyên phụ liệu có giá trị cao phục vụ nhu cầu sản xuất giày dép ở mức độ cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp da giày cũng chưa tận dụng tốt cơ hội để nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới trong bối cảnh hướng đến sản xuất bền vững, sử dụng công nghệ xanh và sạch.

“Với việc tận dụng tốt thế mạnh từ Hiệp định FTA trong xuất khẩu, ngành da giày cũng mong muốn được tạo điều kiện để tận dụng các cơ hội trong nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các quốc gia tham gia Hiệp định, đặc biệt thị trường EU có những nguồn nguyên liệu có giá trị cao để sản xuất các mặt hàng giày dép ở mức độ cao hơn cũng như có thể nhập khẩu được những công nghệ, thiết bị mới. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều hướng tới sản xuất bền vững và sử dụng công nghệ xanh, sạch nên rất cần khai thác tiềm năng của các thị trường mới, phục vụ cho đổi mới công nghệ tại các nhà máy sản xuất”, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Đặc biệt, bà Phan Thị Thanh Xuân thông tin, sắp tới, Đức ra đạo luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, được áp dụng từ 1/1/2023. Đạo luật này sẽ tác động rất mạnh đến chuỗi sản xuất của ngành da giày khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp mới chỉ nhận được thông tin sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất, còn kế hoạch cụ thể triển khai như thế nào, doanh nghiệp phải đáp ứng những thủ tục gì thì đến thời điểm này thông tin còn rất thiếu.

Do đó, Phó Chủ tịch Lefaso mong muốn hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cung cấp thông tin thị trường một cách nhanh, chính xác nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giày kịp thời chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp tới. Cùng với đó, thương vụ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm da giày, lợi thế của Việt Nam khi tham gia Hiệp định FTA để bạn hàng tiếp tục đặt niềm tin và đặt hàng của Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập là một yêu cầu cấp bách đặt ra. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp da giầy có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ. Để ngành da giầy phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng trên thế giới để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Theo đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến và đặt lịch hẹn qua Ứng dụng iHanoi từ ngày 21/7/2025 tại tất cả các Chi nhánh. Tính năng này giúp người dân dễ dàng đăng ký số thứ tự tại nhà, tiết kiệm thời gian chờ đợi và chủ động lịch trình cá nhân khi đến làm thủ tục hành chính.

Tin khác

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/7, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX, phối hợp cùng với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động