--> -->

Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%

Với mục tiêu tăng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, yêu cầu kim ngạch xuất nhập khẩu phải tăng tối thiểu 12%, điều này đặt ra không ít thách thức với các doanh nghiệp. Trong đó, bên cạnh việc phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến… thì việc việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng.
Tháng 1/2025: Kim ngạch xuất khẩu giảm 4,3% so với cùng kỳ 2024 Việt Nam nhận 16 cảnh báo về xuất khẩu từ EU trong 2 tháng đầu năm 2025 Việt Nam duy trì thương mại công bằng, hai bên cùng có lợi đối với Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê của liên Bộ Tài chính - Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16%, đưa cán cân thương mại thặng dư 235 triệu USD.

Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 46,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có mức tăng ấn tượng hơn, đạt 18,7 tỷ USD, tăng 17,8%. Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu nông, thủy sản đạt 5,7 tỷ USD (tăng 7,7%), nhóm nhiên liệu - khoáng sản đạt 560 triệu USD (giảm 23,9%), còn nhóm công nghiệp chế biến đạt khoảng 56 tỷ USD (tăng gần 11%).

Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%
Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%. (Ảnh minh họa)

Thống kê cũng cho thấy, hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế toàn cầu. Một trong những vấn đề lớn hiện nay, là sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, EU và Trung Quốc. Điều này không chỉ làm tăng mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp mà còn khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mức tăng trưởng 12%, cần có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu, hướng tới sự bền vững và hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết, thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025 từ 12 - 14%. Điều này đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng phải tăng thêm ít nhất 4 tỷ USD so với năm 2024, đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như kỳ vọng, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, có ba vấn đề chính cần giải quyết. Đó là, các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành hàng cần phân tích chi tiết về nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, đánh giá khả năng hấp thụ lượng hàng hóa trị giá 100.000 tỷ đồng để có chiến lược xuất khẩu hợp lý.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và khối FDI phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa năng suất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.

Về phía Bộ Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, thời gian tới, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc theo sát diễn biến thị trường thế giới... Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cần phải đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như Trung Đông và Hà Lan, đồng thời tận dụng cơ hội từ các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics nhằm giảm thời gian vận chuyển và chi phí xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng. Hiện Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 17 hiệp định đã có hiệu lực. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các cam kết, khai thác hiệu quả cơ hội các Hiệp định đã ký kết; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La tinh, châu Phi.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu. Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng kế hoạch thúc đẩy sản xuất và tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp và logistics.

Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Trong khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí logistics, tận dụng tốt các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tin khác

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Hôm nay (23/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu do kéo giảm hoạt động kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,22 USD/thùng, giảm 1,42%, giá dầu WTI ở mốc 66,08 USD/thùng, giảm 1,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm, hiện ở mức 25.179 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY)giảm 0,46%, xuống mức 97,40.
Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 3.400 USD/ounce.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng miếng và vàng nhẫn cùng bật tăng từ 200 - 500 nghìn đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục có phiên khởi sắc khi tiến sát mốc 3.400 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động