Việt Nam duy trì thương mại công bằng, hai bên cùng có lợi đối với Hoa Kỳ
Định danh người bán hàng qua VneID: Hàng giả, hàng nhái có còn “đất sống”? Hà Nội xây nhà ở xã hội theo mô hình tương tự nhà ở thương mại nhưng giá thành thấp |
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, hiện nay, Tổng thống Trump đã ban hành nhiều chính sách liên quan tới việc áp thuế, song một số mặt hàng có mức áp thuế khác nhau và áp với mỗi quốc gia cũng khác nhau.
Mặc dù Việt Nam cũng chịu tác động từ việc này, song với nhiều nước sẽ tác động nhiều hơn, do đó, phía Bộ Công Thương đã kịp thời phối hợp với các bộ, ngành còn bản thân các bộ, ngành cũng rất chủ động có các báo cáo.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, dự kiến trong tháng 3/2025 Chính phủ sẽ họp bàn trọng tâm, trọng điểm những giải pháp áp dụng. Còn với Bộ Công Thương đã giao ngay cho các thương vụ các nước trên thế giới, không phải chỉ riêng thương vụ Hoa Kỳ vì tác động này tác động tới toàn thế giới và có thể làm thay đổi, dịch chuyển dòng chảy thương mại nên cần phải có sự vào cuộc của thương vụ ở tất cả các nước, hằng tháng giao ban cũng phải có báo cáo, đồng thời Bộ cũng báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về việc chuẩn bị ứng phó với tác động của các chính sách thương mại của Hoa Kỳ. |
Ngoài ra, Bộ Công Thương thông qua cơ quan tham tán đã chuyển tải những thông điệp tới Hoa Kỳ về mong muốn duy trì và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi với Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định Việt Nam không có bất cứ chính sách nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
“Dự kiến, cuối tuần tới (ngày 15/3) Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ sang gặp và trao đổi trực tiếp với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ về những vấn đề kinh tế thương mại hai bên cùng quan tâm”, ông Tân cho hay.
Về quan điểm của Bộ Công Thương, ông Tân nhấn mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh bổ sung cho nhau, nguyên nhân chủ yếu gây mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước xuất phát từ tính chất bổ trợ giữa hai nền kinh tế, là do cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước và hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Hoa Kỳ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
Nhấn mạnh thêm, theo đại diện Bộ Công Thương, Việt Nam là một nền kinh tế mở, trong quá trình hội nhập, Việt Nam theo đuổi một chính sách thương mại tự do, mức độ chênh lệch thuế quan đối với hàng hóa Hoa Kỳ là không nhiều và trong thời gian tới có thể tiếp tục xuống thấp hơn, do Việt Nam chủ trương giảm thuế MFN đối với nhiều mặt hàng.
Do đó, một số sản phẩm Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh cao, như ôtô, nông sản, khí hóa lỏng, ethanon… sẽ được hưởng lợi từ chính sách này, đồng thời sẽ tạo ra các luồng nhập khẩu tích cực từ Hoa Kỳ, góp phần vào việc cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.
Ông Tân cho biết giữa hai nước đã có cơ chế đối thoại chính sách Thành lập theo Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã chủ động giao các bộ ngành rà soát những vướng mắc, xây dựng phương án xử lý những vấn đề Hoa Kỳ quan tâm, trên cơ sở thương mại công bằng, có đi có lại, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng hài hòa, thỏa đáng lợi ích của các bên.
Đặc biệt, Việt Nam cũng sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào quá trình hình thành, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam, nhất là các dự án năng lượng, như: Năng lượng mới, hydrogen, điện hạt nhân… tạo tiền đề để tăng cường nhập khẩu khí hóa lỏng, nhiên liệu, thiết bị máy móc, công nghệ từ Hoa Kỳ, qua đó góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Đối với doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với các ngành hàng để chuẩn bị ứng phó với các kịch bản khác nhau. Để tiếp tục phát triển trong bối cảnh biến động như vậy, ngoài nỗ lực từ Chính phủ, các bộ, ngành, còn phải dựa vào sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường.... Đặc biệt, cần chú trọng việc kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025
Tin khác

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng
Thị trường 25/07/2025 11:40

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD
Thị trường 25/07/2025 07:32

Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc
Thị trường 25/07/2025 07:30

Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm
Thị trường 25/07/2025 07:07

Xăng hạ giá, dầu lại "bật tăng" từ 15h ngày 24/7
Thị trường 24/07/2025 15:56

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Thị trường 24/07/2025 09:37

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã
Thị trường 24/07/2025 07:45

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng
Thị trường 24/07/2025 07:45

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu
Thị trường 23/07/2025 18:16

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán
Thị trường 23/07/2025 11:32