-->

Hà Nội xây nhà ở xã hội theo mô hình tương tự nhà ở thương mại nhưng giá thành thấp

Hà Nội đang triển khai 3 khu dự án tập trung ở huyện Đông Anh. Quy hoạch khu lớn nhất gần 200 ha theo mô hình tiến tới tương tự nhà ở thương mại nhưng với giá thành thấp; dự kiến các căn nhà ở theo mô hình giá dưới 18 triệu/m2. Hà Nội cam kết tất cả dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm.
Thủ tướng sẽ cùng Hà Nội bàn giải pháp về nhà ở xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh TP.HCM: Hoang vắng khu tái định cư Vĩnh Lộc B

Sáng 27/2 tại Trụ sở Chính phủ, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".

Kiến nghị chỉ định doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án nhà ở xã hội

Tại hội nghị, lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị (UDIC) cho biết, UDIC là doanh nghiệp nhà nước 100% trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với ngành nghề chính là thành viên đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây lắp…

Đối với lĩnh vực phát triển nhà ở đô thị thành phố Hà Nội nói riêng, cho các tỉnh, thành phố khác nói chung và đề án phát triển nhà ở xã hội mà Thủ tướng ban hành, trong những năm qua, UDIC đã và đang là chủ đầu tư và tổng thầu thực hiện các dự án này.

Hà Nội xây nhà ở xã hội theo mô hình tương tự nhà ở thương mại nhưng giá thành thấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian đề cập yêu cầu đột phá phát triển nhà ở xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuối năm 2024 (ngày 5/12/2024), Tổng công ty đã khởi công thành công dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Hạ Đình, đóng góp vào chương trình, đề án thực hiện nhà ở xã hội của Chính phủ. Tiến độ được lãnh đạo Tổng công ty cam kết rút ngắn từ 36 tháng xuống còn 24 tháng để sớm đưa dự án này vào hoạt động.

Từ kết quả sản xuất 2024, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 với tăng trưởng trên 9%; doanh thu đạt 8.000 tỷ đồng; sản phẩm có mức lợi nhuận là 1.350 tỷ đồng và đặc biệt chỉ tiêu thu nhập cho người lao động tăng trưởng trên 10%.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên và đạt được kết quả cao hơn nữa, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã đưa ra một số giải pháp cụ thể. Đồng thời, Tổng công ty kiến nghị với thành phố Hà Nội cũng như với Chính phủ sớm ban hành Luật Quản lý, sở hữu vốn Nhà nước đã sửa đổi, trong đó, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp; sửa đổi các Nghị định và một số nghị định ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; tiếp tục bổ sung, sửa đổi các quy định về tiền lương đối với người lao động, người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để sát với thị trường hơn.

Có như vậy doanh nghiệp nhà nước mới tuyển được nguồn nhân lực thực sự có chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ phân công và giao quyền cho UBND thành phố Hà Nội được quyết định tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố để sớm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp sẵn sàng về nguồn vốn để kịp thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2025 và những năm tiếp theo;

Hà Nội xây nhà ở xã hội theo mô hình tương tự nhà ở thương mại nhưng giá thành thấp
Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị (UDIC) nêu kiến nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để đảm bảo đẩy nhanh đề án xây dựng nhà ở xã hội, UDIC đề xuất với Chính phủ xem xét việc chỉ định cho các doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực về tài chính, về kinh nghiệm thực hiện các dự án nhà ở xã hội vừa đảm bảo rút ngắn được các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh được tiến độ thực hiện dự án, cũng như tạo được nguồn lực, nguồn công ăn việc làm cho doanh nghiệp.

Hà Nội cam kết tất cả dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm

Tại Hội nghị, đại diện UBND thành phố Hà Nội cũng đã có ý kiến với kiến nghị và đề xuất của UDIC. Cụ thể, Hà Nội có cơ chế là những khu vực quy hoạch nhà ở xã hội thì giao cho Tổng công ty UDIC xây bằng nguồn vốn Tổng công ty.

Sau khi hoàn thành phần móng thì bán cho các hộ gia đình theo danh sách Hà Nội cung cấp trên cơ sở đúng tiêu chí nhà ở xã hội của Hà Nội căn cứ vào thu nhập người dân; người dân không có nhà ở trên địa bàn Hà Nội hoặc có nhà nhưng bị dột nát; ưu tiên các khu công nghiệp tập trung cho đối tượng công nhân và tiến tới hộ gia đình nghèo; không có quy định về hộ khẩu.

Hà Nội đang triển khai 3 khu dự án tập trung ở huyện Đông Anh. Quy hoạch khu lớn nhất gần 200 ha theo mô hình tiến tới tương tự nhà ở thương mại nhưng với giá thành thấp. Hà Nội dự kiến các căn nhà ở theo mô hình giá dưới 18 triệu/m2. Khảo sát trên thị trường thì đa phần các hộ gia đình đáp ứng được.

UBND thành phố Hà Nội đang trình Hội đồng nhân dân Thành phố cơ chế sử dụng vốn nguồn lực phát triển để cho vay và hỗ trợ vốn các tổng công ty và các tập đoàn xây dựng. Trong đó, dự kiến cho vay các đối tượng nhà ở xã hội vay có thời hạn và sau có thể trừ vào thu nhập của người mua như tiền lương… Cơ chế này đang trình theo Luật Thủ đô.

Với mục tiêu như vậy, sắp tới ở khu vực Kim Chung, huyện Đông Anh sẽ khởi công 1 dự án gồm 14 tòa nhà với trên 1.000 căn hộ. Hà Nội cam kết tất cả dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành trong 2 năm. Như vậy, tầm quý IV/ 2026 dự án trên sẽ hoàn thành. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng về đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, Hà Nội đã tham gia hưởng ứng tích cực đề án này.

Hà Nội xây nhà ở xã hội theo mô hình tương tự nhà ở thương mại nhưng giá thành thấp
Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội thông tin về việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau phát biểu của UDIC và đại diện UBND thành phố Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian đề cập yêu cầu đột phá phát triển nhà ở xã hội và nhấn mạnh, Hà Nội và các địa phương phải giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong việc này.

Về thông tin Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 khu nhà ở xã hội tập trung tại Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất “đầu thừa đuôi thẹo”, những nơi “khỉ ho cò gáy”, không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.

“Với Hà Nội, nhà ở xã hội ở không chỉ tập trung ở Đông Anh là nơi còn nhiều đất, còn Nam Từ Liêm không còn nhiều đất thì không làm nhà ở xã hội ở đấy nữa. Người ta ở Đan Phượng mà phải về Đông Anh thì không được, phải có khu nhà ở xã hội ở Đan Phượng”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại, chính sách xã hội của chúng ta là như thế, phải xác định rất rõ điều này.

Cùng với đó, nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, nhưng chỉ khác là Nhà nước có các chính sách hỗ trợ như giao đất không thu tiền đất để ưu tiên cho người thu nhập thấp, người trẻ chưa có nhà sớm an cư lạc nghiệp. Cùng với đó, nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua, chứ nhà ở xã hội chỉ mua thì không ổn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các chính sách nhà ở xã hội phải tổ chức hội nghị để bàn cho ra giải pháp thúc đẩy nhà ở xã hội.

“Tất cả trong tay chúng ta, chúng ta có đất đai, cơ chế, chính sách… mà chúng ta không xoay chuyển được tình thế thì chúng ta trông chờ vào ai, nếu chúng ta không làm thì ai làm”, Thủ tượng đặt vấn đề với yêu cầu quản lý Nhà nước phải kiến tạo để doanh nghiệp thực hiện.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực và ý nghĩa của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa dành cho đoàn viên, người lao động, nhất là lao động nữ đã mang lại niềm vui, hạnh phúc rất lớn cho họ, đồng thời càng khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn quận.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Quý I/2025, tư tưởng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong huyện ổn định, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo hiệu quả trong lao động, sản xuất.
Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tiến Hải (tức Hải “lé”) và nhóm đối tượng liên quan đến các hành vi: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đánh bạc, không tố giác tội phạm...
Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Sáng 17/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cho biết, khi phát hiện xe khách chạy không đúng tuyến đường được cấp phép, CSGT đã dừng xe kiểm tra. Quá trình làm việc, nhận thấy tài xế có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã kiểm tra nồng độ cồn.

Tin khác

Tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân - Công nhân với Đảng”

Tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân - Công nhân với Đảng”

Nằm trong chuỗi các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân - Công nhân với Đảng”; với chủ đề: "Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh trong kỷ nguyên mới”.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động