--> -->

Biến giấc mơ thành hiện thực

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ là cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp, mà phải làm sao bản thân người lao động phải trở thành người chủ doanh nghiệp có đủ tố chất về quản trị, đủ tố chất hình thành một ông chủ.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sức bật mới từ Nghị quyết 98 Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục đà tăng trưởng

Đào tạo thành những người chủ

Chia sẻ tại Hội nghị “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực phía Nam để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” vừa diễn ra mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nền tảng của nông nghiệp chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong tương lai.

Biến giấc mơ thành hiện thực
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn trên cả nước.

Nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trí tuệ nhân tạo, ChatGPT, IoT… đang ngày càng phát triển, và tạo ra thách thức cho nguồn nhân lực nông nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Điều này, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải đặt trong một xu thế chung để tìm ra hướng đi.

Bộ trưởng cho rằng, trường học không chỉ đào tạo tri thức mà còn phải đào tạo trí tuệ, nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp đều phải hướng tới sự tích hợp, tư duy tích hợp sẽ tạo ra giá trị. Có hai mục tiêu trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp là đào tạo cung ứng cho nền kinh tế quốc gia thông qua các doanh nghiệp và đào tạo trực tiếp thành những người chủ.

"Tại sao cứ nghĩ rằng, giáo dục đào tạo chỉ là cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp, mà phải làm sao bản thân người lao động phải trở thành người chủ doanh nghiệp có đủ tố chất về quản trị, đủ tố chất hình thành một ông chủ, một giám đốc hợp tác xã, trang trại nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Bộ trưởng cho rằng, cần phải thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận về đào tạo nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp - nông thôn, để hướng đến các trường không chỉ cung cấp một việc làm cho người học, mà còn đào tạo người học có thể làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không thể phó thác cho Nhà nước, cho các trường mà phải hợp tác với các trường để đầu tư nguồn nhân lực có tầm dài hạn.

Theo ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT, trong thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong vùng đã đạt được những kết quả quan trọng. Nếu như năm 2011, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có 13 cơ sở giáo dục đại học thì đến năm 2020 tăng lên 21 cơ sở giáo dục đại học với quy mô đào tạo gần 150.000 sinh viên. Vùng Đông Nam bộ có quy mô đào tạo gần 517.000 sinh viên với tỷ lệ 30,2% - đứng thứ hai của cả nước.

Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp đang đứng trước những khó khăn, thách thức như lao động nông lâm thủy sản có xu hướng giảm nhanh trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2011 - 2020, lao động nông lâm thủy sản của vùng Đông Nam bộ, giảm mạnh từ 1,24 triệu người năm 2011 còn 778 nghìn năm 2020. Vùng ĐBSCL, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã giảm từ 10,2 triệu người xuống 9,36 triệu người.

Trước bối cảnh đó, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn trên cả nước, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%. Để đạt được mục tiêu này, Bộ NN&PTNT sẽ triển khai học kỳ nông nghiệp cho các trường thuộc Bộ để trang bị kiến thức cơ bản về nông nghiệp, tình yêu đối với ngành Nông nghiệp cho các ngành phục vụ nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp.

Đồng thời, nghiên cứu và mở rộng mô hình thí điểm đào tạo nhân lực nông nghiệp trình độ trung cấp trong các trường cao đẳng của Bộ theo mô hình Nhật Bản dành cho học sinh hết phổ thông cơ sở, bảo đảm học sinh tốt nghiệp có kiến thức về văn hóa, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp; có đủ năng lực làm việc ở các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước, đi làm việc ở nước ngoài hoặc tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết, hiện nguồn lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm quá thấp, khó đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện đại, nhất là các tiêu chuẩn quốc tế và không thể sử dụng sinh viên ra trường ngay mà cần phải đào tạo lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi khách hàng quốc tế đòi hỏi lao động của doanh nghiệp phải am hiểu quy trình vận hành máy móc công nghệ, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và ngôn ngữ quốc tế chuyên ngành.

"Nhiều chương trình đào tạo hiện nay tập trung nhiều vào kiến thức lý thuyết, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực hành. Chương trình, phương pháp giảng dạy của các đơn vị đào tạo không theo kịp với xu hướng và nhu cầu phát triển của ngành. Sự hợp tác hạn chế giữa các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp cản trở tính thực tiễn và định hướng giáo dục cho ngành, khiến cho sinh viên ra trường khó áp dụng kiến thức trong doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại", bà Chi cho biết.

Bà Chi cho rằng, cần phải xây dựng và nâng cao mối quan hệ gắn kết, hợp tác bền vững giữa các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Đặc biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của đơn vị đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đầu vào cho doanh nghiệp.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cho sự thành công của công cuộc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Về lâu dài, việc đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế là bước đi mang tính mở đường để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.

Bà Lan nhận định, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các bên. Việc hợp tác với khối doanh nghiệp sẽ góp phần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, người học thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

Tương tự, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cũng cho rằng, để ngành lâm nghiệp và chế biến phát triển bền vững trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các hiệp hội, doanh nghiệp với các trường, viện trong các đề tài phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Đồng thời, các trường cần có đề cương chi tiết để xây dựng, góp sức cho việc phát triển nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp và chế biến gỗ thành những người nông dân hiện đại trong tương lai.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, trong chiến lược phát triển sắp tới, Lộc Trời quan tâm đến việc đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cũng sẽ phối hợp với các viện, trường xây dựng chương trình cập nhật thường xuyên, đào tạo và đào tạo lại để gắn các em vào các hợp tác xã, tổ chức ở nông thôn, từ đó phát huy được hiệu quả xã hội, giúp các em có thể tự trang trải một phần cơ bản về thu nhập.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/7, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX, phối hợp cùng với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động