--> -->

Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh.
Giá nhà, căn hộ chung cư cao chót vót có yếu tố “thổi giá” Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Sáng 28/10, Quốc hội đã thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, báo cáo của Đoàn giám sát đã đánh giá khá đẩy đủ, toàn diện về thị trường bất động sản và phát triển NOXH trong những năm qua.

“Điều mà rất nhiều đại biểu và người dân quan tâm lo lắng là giá BĐS tại các thành phố lớn ở nước ta rất cao và liên tục tăng lên. Giá BĐS được đánh giá là cao một cách bất hợp lý vì tương quan giữa giá BĐS nhà ở với thu nhập của người dân là quá cao, điều đó phản ánh mức giá đó là không có khả năng thanh toán thực tế và hai là thu nhập mang lại từ BĐS, ví dụ như là tiền thuê so với tổng vốn bỏ ra mua BĐS đó là rất thấp, thậm chí nhiều BĐS có mức thu nhập gần như bằng không.

Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhìn nhận, giá BĐS cao, nhưng vẫn liên tục tăng lên là do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, là do người mua nhà không chỉ để ở mà còn là một kênh tích lũy tài sản vì tiền bỏ vào mua nhà sẽ không mất đi mà tăng lên do giá nhà chỉ có tăng không giảm. Nhiều người mua dẫn đến nhu cầu tăng, giá tăng và làm gia tăng đầu cơ đẩy giá BĐS, hút dòng tiền không vào lĩnh vực kinh doanh khác.

Thứ hai, trong những năm qua do vướng mắc các thủ tục pháp lý, nên hầu hết các dự án đầu tư BĐS phải dừng lại, không được triển khai, dẫn đến nguồn cung không có. Mặc dù giá BĐS cao, nhưng các doanh nghiệp BĐS vẫn rơi vào khó khăn, do các dự án BĐS phải dừng không triển khai được.

Do vậy, để gỡ khó cho các doanh nghiệp BĐS thì phải gỡ các vướng mắc về pháp lý và thủ tục để các dự án BĐS được tiếp tục triển khai, nhiều dự án mới được khởi công.

Thứ ba, trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, lực lượng môi giới đã tung tin, thổi giá; những người đấu giá cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên; và các doanh nghiệp lớn đưa BĐS ra thị trường cùng bán với mức giá cao (dư luận cho rằng có bắt tay nhau, nhưng không có bằng chứng) nhằm thiết lập một mặt bằng giá mới của thị trường.

Để kiểm soát tình trạng tăng giá BĐS, bên cạnh giải pháp về giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS để tăng nguồn cung, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị một số giải pháp cấp bách.

Theo đại biểu, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh. Do vậy, phải đưa ra qui định người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận Tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất, và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.

Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua
Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

“Nếu có quy định như thế này thì những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được, đồng thời sẽ loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại, hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua. Tôi đề nghị trong Nghị quyết cần bổ sung ngay quy định này”, ông Cường nói.

Đồng thời, đưa vào Nghị quyết đề nghị Chính phủ thực hiện ngay Điều 31 của Luật Giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường. Việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế, điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao bất thường.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phải đưa hàng hóa BĐS của các doanh nghiệp bán ra lần đầu trên thị trường thứ cấp, thuộc đối tượng phải kê khai giá. Vì có kê khai và kiểm tra giá như thế, thì Chính phủ mới nắm bắt được kịp thời nguồn gốc biến động giá để có các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu.

Cho rằng để lành mạnh thị trường, hoạt động môi giới của các sàn giao dịch BĐS phải hoạt động chuyên nghiệp, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị cho phép Chính phủ nghiên cứu thí điểm tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cơ chế quản lý các giao dịch BĐS chuyên nghiệp trở thành công cụ thực sự hữu hiệu nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình với Dự thảo Nghị quyết giám sát yêu cầu sớm sửa đổi, ban hành mới các luật thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều nhà, nhiều đất và cho rằng, đây là công cụ hữu hiệu để chống đầu cơ đất.

Về NOXH, đại biểu cho biết, để người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định, không phải lo trả nợ, kinh nghiệm trên thế giới chủ yếu phát triển nhà ở cho thuê với giá thuê thấp. Người thu nhập thấp muốn có chỗ ở thì đến thuê, thậm chí thuê ở suốt đời; khi có thu nhập cao hơn hoặc đã tích lũy được tiền thì sẽ đi tìm mua nhà ở thương mại, trả nhà thuê đó cho người thu nhập khác thuê.

“Như thế quỹ nhà ở xây dựng cho người thu nhập thấp sẽ luôn dành cho người thu nhập thấp ở”, theo đại biểu.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động