-->

Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử của mình đã hun đúc nên những con người Hà Nội có lối sống, nếp nghĩ, cách ứng xử rất tinh tế, thanh lịch, văn hoá… Bởi thế mới có câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa lài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
nep nha nguoi ha noi xua va nay Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
nep nha nguoi ha noi xua va nay Biểu tượng sự hiếu học của người Hà Nội
nep nha nguoi ha noi xua va nay Đến xây dựng người Hà Nội thanh lịch

Những nề nếp, truyền thống gia đình chiếm phần quan trọng hình thành nên những nét đẹp trong văn hóa người Hà Nội. Trong quá trình tiếp biến văn hoá, một số yếu tố văn hoá truyền thống gia đình của người Hà Nội đã mất đi, du nhập thêm những yếu tố văn hoá khác.

Trong loạt bài “Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp”, báo Lao động Thủ đô cố gắng phản ánh bản chất, quá trình tiếp biến văn hoá, tìm nguyên nhân của những “còn” và “mất” của những nếp nhà Hà Nội nhằm hướng đến giải pháp cho một vấn đề vừa quan trọng vừa cấp bách.

Bài 1: Nếp nhà người Hà Nội xưa và nay

Nói đến nếp nhà là nói đến văn hóa, giao tiếp, ứng xử trong gia đình. Người Hà Nội coi trọng nề nếp, gia phong của gia đình bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước. Ở đó, cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.

Dạy từng “lời ăn, tiếng nói”

Mô hình gia đình truyền thống Hà Nội xưa hiện nay còn tồn tại ở những khu phố cổ Hà Nội hay ở một số làng cổ ngoại thành ven đô với nhiều thế hệ chung sống với nhau gọi là Tam đại đồng đường, Tứ đại đồng đường…

Nhiều gia đình ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung trong một gian nhà, hoặc ngôi nhà có sân vườn, hàng cau, cây khế bờ ao, giếng thơi, cây mít, nhà ngói sân gạch.

nep nha nguoi ha noi xua va nay
Cả gia đình quây quần, sum vầy bên nồi bánh chưng ngày Tết.

Theo Nhà nghiên cứu văn hoá Giang Quân, ở những gia đình có truyền thống này, họ giáo dục con cháu bài bản nghiêm khắc, dạy từng “lời ăn, tiếng nói”, văn hóa ứng xử làm người.

Trước hết là ở lời nói. Người Hà Nội dùng ngôn ngữ chuẩn xác, thanh âm mẫu mực, không quen những từ thô tục, sỗ sàng. Họ biết nhún mình, tôn trọng người khác, mềm mỏng mà không thớ lợ, tài hoa mà không khoe khoang, biết rộng mà không làm cao, biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trong cách ăn mặc, họ cũng dạy con cháu hết sức lịch sự. Trang phục, trang sức ưa sự gọn gàng, trang nhã, tề chỉnh, cách tân tinh tế, đủ độ lộng lẫy, kiêu sa. Họ có thể thích diện, thích đổi mốt làm đẹp cho mình nhưng không cầu kỳ, khoe của và biết nâng cái đẹp đồng hành với cái nết. Người xưa ra đường là áo dài chỉnh tề. Khách đến chơi, chủ nhà giữ lễ tôn trọng, lui vào thay đồ tươm tất mới ra tiếp.

Con gái Hà Nội thì được cha mẹ dạy bảo “công, dung, ngôn, hạnh”, giữ đủ nét e lệ, dịu dàng, ý tứ, từ dáng đứng, bước đi, nụ cười, ánh mắt, thân mật nhưng không sàm sỡ, tế nhị mà không gò bó. Đặc biệt, con gái Hà Nội phải biết khâu vá, thêu thùa, nấu ăn.

Trong mỗi gia đình dù khá giả hay bình dân đều giữ được tôn ti trật tự, trên dưới rõ ràng. Tất cả vào khuôn phép rất tự nhiên, ví như vị trí ngồi quanh mâm cơm, thứ tự lời mời chào trước khi ăn, cách nhường nhịn nhau ngay trong bữa ăn tạo nên những nguyên tắc “trên kính dưới nhường”. Người ngoài nhìn vào dễ cho là khách sáo, hình thức, nhưng những thành viên trong một nếp nhà thấy rất tự nhiên.

Người Hà Nội rất sành trong ăn uống, nâng cách ăn, cách nấu thành nghệ thuật ẩm thực. Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ, gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế. Bữa ăn ngon từ cách xếp mâm, bãy đĩa, lên cỗ. Họ ăn lấy ngon để nhớ mãi chứ không ăn lấy no căng bụng. Vào mâm, họ biết trọng già, quý trẻ, nhường món ngon tiếp cho khách, cách ăn cũng từ tốn, thong thả, rượu uống từng ngụm, không dốc cả cốc to, không làm ầm ĩ.

Từ những nét văn hóa truyền thống này, các gia đình Hà Nội xưa dạy bảo con cái những cốt cách của người Thủ đô, sống có nề nếp, giữ cho mái ấm tình thương, xóm làng hòa thuận, vợ chồng hạnh phúc. Những nếp nhà Hà Nội này đã để lại một hệ thống văn hóa ứng xử, giáo dục lối sống làm người chăm chỉ, cần cù nhẫn nại, biết tôn ti trật tự, hành xử văn hóa: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”…

Đặc biệt, những ngày lễ Tết luôn rất được coi trọng. Trong một lần phỏng vấn nhà sử học Lê Văn Lan, ông kể: "Tôi là người sống ít nhất qua 3 giai đoạn Tết. Gia đình tôi là gia đình nho giáo, bố tôi là học trò của cụ Lương Văn Can – người theo phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cho nên cụ là người tiêu biểu cho lối sống nho giáo, nề nếp, chỉn chu. Tôi là con út trong nhà có 7 anh chị em.

Ngày mùng 1, bố tôi ngồi ở tràng kỷ, mẹ tôi ngồi ở ghế ngồi lùi sau một chút, 7 anh chị em xếp hàng nối tiếp nhau để chúc Tết bố mẹ và bao giờ cũng phải nghĩ được một câu hay nhất, không trùng ai. Sau khi chúc xong, cụ lấy trong túi áo cánh bên trong một phong bao được làm từ giấy hồng điều gấp lại, đặt trong đó 1 đồng tiền xu mang niên hiệu Bảo Đại. Mỗi người được một đồng như thế và lập tức chạy ra ngõ mua kẹo kéo".

Truyền thống văn hoá gia đình mai một

Nhưng nếp sống, lối sống không phải là bất biến. Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, đồng tiền chế ngự xã hội đã làm phôi pha nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội.

Hiện nay, mô hình gia đình truyền thống “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” bị thay thế bởi gia đình hạt nhân.

Ở hầu hết là các gia đình hạt nhân, cha mẹ tất bật với công việc, con cái chạy đua với lịch học, cha mẹ không còn thời gian nhiều dành cho việc nuôi dạy con cái. Những hoạt động giản đơn như việc cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau theo dõi một chương trình truyền hình, cùng bàn luận, chia sẻ về một vấn đề nào đó… đang dần vắng mặt trong đời sống hiện đại. Bữa cơm tối duy nhất của cả nhà đôi khi cũng không có mặt đông đủ các thành viên. Khi thì bố hoặc mẹ bận việc, lúc thì con cái phải đi học thêm. Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, thậm chí cứ ai rảnh thì tự ăn trước, hoặc lấy riêng phần ăn của mình ngồi một chỗ xem tivi, hoặc làm việc.

Một số bà mẹ trẻ bận rộn bây giờ còn ngại cơm nước, vừa mệt, vừa mất thời gian nên có khi gọi điện đặt luôn các đồ ăn bán sẵn trên mạng internet. Không ít gia đình có nhà riêng, đồ đạc trong nhà đầy đủ, bếp ăn đàng hoàng nhưng gian bếp lại rất ít khi đỏ lửa. Tuần có 7 ngày thì đến 6 ngày đi ra ngoài ăn hàng, nhất là những gia đình vợ chồng mới cưới, chỉ có 2 người nên lại càng ngại nấu nướng.

Khi đó, mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng trở nên lỏng lẻo. Giây phút bên nhau thưa dần, những hoạt động chung trong gia đình ngày càng ít đi. Không có sự chia sẻ, gắn bó, gần gũi giữa từng thành viên đã gây ra nhiều hệ luỵ.

Những mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ về ứng xử, lối sống; tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các giá trị văn hóa truyền thống gia đình tốt đẹp của người Hà Nội đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm… đã và đang xâm nhập vào các gia đình.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động