--> -->

Nên thu hồi đất để xây trường

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, những phụ huynh có con thi đỗ vào lớp 10 trường công lập phần nào thở phào nhẹ nhõm vì đã qua được kỳ thi “gay cấn” nhất, thậm chí quan trọng hơn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho học sinh xét tuyển vào đại học. Song đối với những gia đình có thu nhập thấp, con không đỗ trường công, phải học trường tư lại là vấn đề…
Quận Đống Đa kiến nghị thanh tra, thu hồi đất vi phạm để xây dựng trường học Điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 khu đất xây trường học tại quận Long Biên
Nên thu hồi đất để xây trường
Ảnh minh họa.

Với quyết tâm dồn lực để nuôi các con ăn học, hy vọng sau này con cái không phải vất vả như mẹ, chị Trâm đang làm công việc bán hàng ăn sáng tại một ngõ nhỏ trên phố Thái Thịnh tâm sự: “Bao nhiêu thu nhập từ cái quán ăn này cũng đều đầu tư cho con ăn học. Cháu học cũng được, vậy mà kỳ thi vào lớp 10 vừa rồi lại bị trượt, không đủ điểm vào trường công nên đành phải học trường tư. Đau đầu vấn đề tài chính lắm”! Rồi chị ước, giá những khu đất công, những nhà máy di dời ra ngoại thành, mà mỗi quận giành lấy một khu để xây trường cho các cháu học, áp lực về thi, về tài chính đối với những người lao động có thu nhập vốn thấp như chúng tôi sẽ không lớn.

Tâm sự của chị Trâm cũng là vấn đề mà Lao động Thủ đô cũng từng đề cập. Câu chuyện tuyển sinh đầu cấp “bỗng nhiên” trở thành đề tài “nóng” trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Lý do thật đơn giản: Dân số cơ học tăng quá nhanh, song hệ thống trường công lại không đáp ứng được, vì hầu như quận nào trong nội đô cũng bị thiếu đất (chưa bàn đến yếu tố cơ chế). Vậy vấn đề đặt ra, chúng ta có nên tiếp tục duy trì thực trạng “nóng” trong công tác tuyển sinh đầu cấp hay không? Nghĩa là chấp nhận việc “chọi” vào hệ thống trường công như hiện tại để (có thể) nâng cao chất lượng đầu vào, hay cần “phủ sóng” trường công?

Trả lời câu hỏi này, đa số chuyên gia, phụ huynh đều mong muốn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, cần xây dựng thêm trường để con em được học ở hệ thống trường công. Nhưng mấu chốt là đất đâu, trong bối cảnh quỹ đất ở các quận nội đô hầu như không còn? Khi chắp bút cho bài viết này, người viết đọc được trên hệ thống báo chí thông tin về cuộc làm việc của Ban chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì ngày 9/8, trong đó có thông tin đáng chú ý từ báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Kế hoạch- Đầu tư là toàn Thành phố hiện có khoảng hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, nhưng đang chậm triển khai với diện tích lên đến hàng trăm ha. Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đề nghị các sở, ngành, quận, huyện lên phương án cụ thể để xử lý từng dự án chậm triển khai.

Nhân sự kiện này, cá nhân người viết cũng như một số ý kiến người dân đề xuất, thành phố Hà Nội với chức năng và thẩm quyền của mình, nên chăng rà soát trong số 700 dự án trên, dự án nào có quy mô về diện tích không thể triển khai hoặc không cần thiết triển khai kiên quyết thu hồi, đồng thời quy hoạch lại để nhường đất cho việc xây trường học. Nếu vượt thẩm quyền, thì xin ý chỉ đạo của Chính phủ hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu trong thời gian ngắn, 3-4 năm tới, chỉ cần mỗi quận nội đô có thêm 1-2 trường xây mới sẽ góp phần giải quyết tương đối câu chuyện thiếu trường, lớp đông như hiện nay.

Lê Hà

Nên xem

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

“Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị, giúp trang bị cho người tham gia những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời khuyến khích mọi người áp dụng các thói quen sống năng động và lành mạnh.
Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 13/5, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây phối hợp với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây và Hội Chữ thập đỏ tổ chức Chương trình “Trái tim tình nguyện” nhằm kêu gọi hiến máu tình nguyện trong công nhân, viên chức, lao động. Hoạt động này nhằm hưởng ứng “Tháng nhân đạo” và “Tháng Công nhân” năm 2025.

Tin khác

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Xem thêm
Phiên bản di động