--> -->

Nền tảng văn hóa được bảo tồn và phát huy

Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, văn hóa Thủ đô ngày càng trở nên đặc sắc, phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu với sự hòa nhập giữa văn hóa Thăng Long và các vùng văn hóa xứ Đoài, xứ Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng… Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã và đang hội nhập, dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội thời kỳ mới.
Phát triển không gian văn hóa sáng tạo hồ Tây Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô

Gìn giữ những giá trị truyền thống

15 năm trước, khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, “du nhập” những nền văn hóa khác nhau từ các vùng ven của Thủ đô, nhiều người vẫn cho rằng, chỉ dăm năm nữa, Hà Nội sẽ không còn là Hà Nội, và văn hóa Hà Nội sẽ trở thành một thứ lẫn lộn khó giữ gìn bản sắc, khó phân biệt.

Nền tảng văn hóa được bảo tồn và phát huy
Khách quốc tế xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Thế nhưng, minh chứng cho thấy sau 15 năm, không chỉ giữ gìn được bản sắc văn hóa, bản sắc con người Hà Nội trước thời cuộc, mà những giá trị truyền thống ngày càng được phát huy và không thể phủ nhận, một số nền văn hóa tưởng chừng như đã “vắng bóng”, thì nay đã được khôi phục và phát huy giá trị vốn có của nó.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, đứng trước sự bùng nổ của mạng internet và hội nhập kinh tế quốc tế, thì nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức và các giá trị nhân bản của cha ông để lại sẽ luôn thường trực. Một số nền văn hóa hội nhập trên thế giới đã cho thấy, nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục,... khi xã hội ngày càng hiện đại.

Rồi tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc,... cũng là các vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đó, thách thức của kinh tế thị trường đối với văn hóa truyền thống cũng là một vấn đề nan giải. Do mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà nhiều người đã làm biến dạng những di sản truyền thống, thậm chí có thể biến di tích thành những “đồn điền” kinh tế để trục lợi.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Hà Nội đã làm được những điều không tưởng. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhưng bản sắc văn hóa, con người vẫn còn đó và ngày càng được nâng lên. Có thể nói, đó là một nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và nhân dân - những chủ thể của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ “xâm lăng văn hóa” của thời kỳ hội nhập.

Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa dân gian đã được thành phố Hà Nội quan tâm, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch cũng được triển khai và từng bước đi vào thực tế.

Tạo đột phá trong chiến lược phát triển văn hóa, con người

Điểm nổi bật tạo nên sự đột phá, bước tiến mới quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, con người của Thủ đô trong thời gian qua và những năm tiếp theo, đó chính là sự kế thừa và phát huy hiệu quả tinh thần đổi mới, vận dụng sáng tạo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng từ các nhiệm kỳ.

Cụ thể bên cạnh việc tiếp tục xác định một Chương trình công tác lớn riêng về phát triển văn hóa, Thành ủy Hà Nội với tầm nhìn rộng mở và quyết tâm chính trị cao đã quyết định ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU “về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô với định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cùng với việc định vị thương hiệu mới, mục tiêu mới cho Thành phố khi Hà Nội chính thức gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO trong lĩnh vực “thiết kế sáng tạo” với nền tảng là văn hóa và sáng tạo, một xu thế tất yếu của thời đại.

Nguồn lực văn hóa là một bộ phận quan trọng hợp thành nguồn lực tổng thể để phát triển quốc gia bên cạnh các nguồn lực khác như nguồn lực vị thế địa - chính trị, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất. Đến nay, nguồn lực văn hóa được xác định chung là dựa trên các tài sản văn hóa, các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể và năng lực sáng tạo thẩm mỹ - nghệ thuật của con người để tạo ra giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Tiếp cận văn hóa từ quan điểm kinh tế học hiện đại, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế số hiện nay, việc khai thác các giá trị văn hóa, tài nguyên văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các địa phương khác trên phạm vi cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội, với những tiềm lực văn hóa vốn có, nhanh chóng trở thành tiêu điểm của cả nước trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển văn hóa nói chung và xây dựng chính sách phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ trọng đại này, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nguồn lực văn hóa Thủ đô trong quá trình xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển văn hóa mới, chính quyền và nhân dân Hà Nội cần có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến văn hóa hiện nay. Rất nhiều giải pháp được đặt ra và cần được giải quyết một cách triệt để trong tương lai. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, cần lấy mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo” làm trọng điểm, nguồn lực văn hóa của Hà Nội.

Có thể nói, phát huy nguồn lực văn hóa là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển văn hóa của Hà Nội. Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; là “Thành phố Vì hòa bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo” - đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Hà Nội cần khơi dậy tinh thần tự hào, tình yêu, trách nhiệm; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, có lối sống nhân ái, nghĩa tình.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Văn hóa là nền tảng của xã hội và động lực của sự phát triển, cùng với những thành tựu về kinh tế, 15 năm trên bình diện văn hóa cũng đã thu được những kết quả tốt đẹp. Những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và không ngừng phát huy giá trị.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.342 USD/ounce
Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.176 VND/USD, tăng 8 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,64 điểm, tăng 0,25%. Tuy nhiên, giá USD “chợ đen” lại quay đầu giảm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/7: Nắng nóng gay gắt, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/7: Nắng nóng gay gắt, chiều tối mưa rào

Dự báo ngày 18/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
U23 Việt Nam vs U23 Lào: Khẳng định vị thế đương kim vô địch

U23 Việt Nam vs U23 Lào: Khẳng định vị thế đương kim vô địch

Trận đấu ra quân của U23 Việt Nam tại vòng bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 sẽ là cuộc chạm trán với U23 Lào vào lúc 17h00 ngày 19/7. Với tư cách là đương kim vô địch hai năm liên tiếp (2022, 2023), U23 Việt Nam bước vào giải đấu với mục tiêu không gì khác ngoài việc bảo vệ thành công ngôi vương.
U23 Brunei vs U23 Malaysia: Cơ hội để “Hổ Mã Lai” tìm lại chính mình

U23 Brunei vs U23 Malaysia: Cơ hội để “Hổ Mã Lai” tìm lại chính mình

Vào lúc 17h00 ngày 18/7, U23 Malaysia sẽ có cuộc đối đầu với U23 Brunei trong khuôn khổ vòng bảng giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây là trận đấu mang ý nghĩa then chốt đối với U23 Malaysia sau khởi đầu đầy thất vọng, trong khi U23 Brunei chỉ đặt mục tiêu khiêm tốn là cọ xát và học hỏi tại sân chơi khu vực này.
Reading vs Tottenham: “Gà trống” khởi động

Reading vs Tottenham: “Gà trống” khởi động

Vào lúc 21h00 ngày 19/7, người hâm mộ bóng đá sẽ hướng sự chú ý đến sân Select Car Leasing, nơi diễn ra trận đấu giao hữu tiền mùa giải 2025/26 giữa Reading và Tottenham. Đây không chỉ là một trận đấu khởi động thông thường mà còn đánh dấu màn ra mắt của tân HLV Thomas Frank trên cương vị thuyền trưởng Tottenham, một cột mốc quan trọng sau một mùa giải 2024/25 đầy biến động của “Gà trống”.
Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tin khác

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Có những con đường không nằm trên bản đồ du lịch nhưng lại là địa chỉ thân quen trong ký ức của bao người. Phan Đình Phùng là một con đường như thế, không ồn ào khoe sắc, không cố gắng nổi bật, chỉ cần mỗi mùa sấu trở lại là lòng người lặng đi trong nỗi nhớ thật khó gọi tên.
Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Bạn nghĩ sao nếu truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được “biến hóa” thành một màn trình diễn nhạc nước rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)? Đó chính là điều đang diễn ra tại Van Phuc Water Show – show nhạc nước triệu view đang “dậy sóng” mùa hè này tại TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động