Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu chính quyền cấp xã trong phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi
Không buông lỏng công tác phòng chống Dịch tả lợn châu Phi | |
Nỗ lực khống chế các ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Huyện Mỹ Đức quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn châu Phi |
Ông Nguyễn Thạc Hùng cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu tiên vào ngày 6/4 tại hộ ông Nguyễn Quốc Bình, khu chăn nuôi tập trung thôn La Thạch, xã Phương Đình.
Ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng thông tin tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Công) |
Ngay khi phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, UBND huyện đã chỉ tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch; thành lập Ban chỉ đạo, các Tổ công tác, Tổ kiểm tra; lập các chốt kiểm dịch trên địa bàn toàn huyện; chủ động cập nhật thông tin và tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh đến từng hộ, thôn xóm nhằm kịp thời khoanh vùng, khống chế xử lý dứt điểm.
Tuy nhiên, do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhiều huyện giáp với Đan Phượng đã xảy ra dịch, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dịch có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng. Đến ngày 9/6, dịch bệnh đã xảy ra tại 578 hộ chăn nuôi của 16 xã, thị trấn. Số lượng lợn phải tiêu hủy là 13.534 con, khối lượng là 1.115,5 tấn.
Nguyên nhân do công tác kiểm soát giết mổ, vận chuyển có nơi chưa chặt chẽ; địa điểm tiêu hủy chưa chuẩn bị tốt, việc tiêu hủy lợn với số lượng lớn ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Bên cạnh đó, vẫn còn có hộ vứt xác lợn rà môi trường và do mưa trong thời gian từ 30/ 4 đến tháng 5 làm phát tán vi rút gây bệnh.
“Trường hợp này xảy ra tại xã Hồng Hà, do hộ dân nhận thức kém, chủ quan nghĩ lợn con chết là do thời tiết giao mùa nên đã vứt xác lợn xuống mương nước. Chúng tôi đã xử lý triệt để, phê bình Chủ tịch xã Hồng Hà vì thiếu trách nhiệm trong tuyên truyền cho người dân” – Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết.
Cùng theo ông Nguyễn Thạc Hùng, hiện trên địa bàn huyện chưa có xã nào hết dịch. Huyện đang tập trung chỉ đạo giám sát các cơ cở có dịch, nghiêm cấm tái đàn, đồng thời tuyên truyền để người dân chuyển đổi vật nuôi.
Huyện cũng hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân phải tiêu hủy lợn một cách kịp thời, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi kinh tế, đảm bảo cuộc sống. Sau 5 đợt tiêu hủy lợn, huyện đã hỗ trợ cho 278 hộ với số tiền là 15,6 tỷ đồng.
Thời gian tới, huyện Đan Phượng xác định tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện các quy định 5 không, 4 tại chỗ… để bảo đảm đời sống cho các hộ chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm
Luật Thủ đô 2024 02/02/2025 18:39
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27