-->
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học:

Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng đã trao đổi với báo chí về một số nội dung đáng chú ý xung quanh Luật này.
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Thiếu triết lý giáo dục, nặng kiến thức hàn lâm
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Bộ Y tế lên tiếng, vì sao?
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Có thể gây tác dụng ngược

PV: Thưa bà, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi vừa được thông qua sẽ có những thay đổi gì so với Luật hiện hành và điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH phát triển như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH so với Luật hiện hành bao gồm:

Chính sách lớn nhất là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống.

Đổi mới quản trị đại học, tăng cường vai trò của Hội đồng trường, quy định các trường phải ban hành hệ thống quy định quy chế nội bộ, công khai minh bạch thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp…

Đổi mới quản lý nhà nước từ chỗ còn một số nội dung phê duyệt, cấp phép… theo Luật hiện hành sang việc kiện toàn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn thực hiện, tăng cường kiểm định chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh nâng cao chất lượng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, công khai kết quả kiểm định, thanh kiểm tra… để đảm bảo chất lượng.

Chú trọng phát triển hệ thống, khuyến khích các trường kết hợp với nhau thành các đại học lớn để cộng lực và hợp tác phát triển, làm cho hệ thống hoạt động chất lượng, hiệu quả, có thể cạnh tranh quốc tế.

Chú trọng phát triển các cơ sở GDĐH tư thục, bình đẳng với các trường công về quyền tự chủ và cơ hội phát triển

PV: Chúng ta đã nói nhiều đến lộ trình tự chủ đại học nhưng quá trình này diễn ra vẫn còn chậm so với kỳ vọng. Vậy, việc ban hành Luật GDĐH sửa đổi lần này sẽ mở ra cơ chế cũng như thúc đẩy các trường tự chủ ra sao, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học để phát huy nội lực, sự năng động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm… để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ chỗ tự chủ chỉ 5 đại học và 23 trường tự chủ ở mức cao, nay Luật quy định mở rộng trong toàn hệ thống;

Quy định cơ bản về Hội đồng trường, năng lực tự chủ đối với từng mặt hoạt động để nâng cao hiệu quả tự chủ, phân quyền tự chủ đến từng bộ phận cơ cấu và cán bộ giảng viên… Quyền tự chủ được đề cập đến toàn diện về chuyên môn, học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự, tự chủ đi liền với trách nhiệm giải trình…

Với các điều khoản mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, thời gian và thủ tục hành chính sẽ giảm đáng kể. Ví dụ, trước đây, để mở ngành đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cấp cao, các trường phải báo cáo, đăng ký, đợi sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nay trường sẽ được quyết định ngay khi có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển.

Bên cạnh đó, từ những quy định của Luật, vai trò của Hội đồng trường đã được phân định rõ với ban giám hiệu. Việc kiện toàn bộ máy quản trị tạo điều kiện cho các trường phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: học thuật, tài chính, nhân sự để phục vụ cho chính sách phát triển của nhà trường, đủ sức cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.

PV: Quy định mới của Luật là các trường được tự chủ mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở điều kiện, năng lực của mình, tuy nhiên, chúng ta sẽ phải kiểm soát thế nào để việc này không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật, các trường tự chủ mở ngành theo các quy định hiện hành về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Các tiêu chuẩn này hiện nay vẫn giữ như trong Luật, đồng thời bổ sung thêm những quy định khắt khe hơn để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành mới mở như bổ sung các quy định về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới hay nhà trường phải đảm bảo đáp ứng cơ chế kiểm định chất lượng.

luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Cụ thể là trường phải được kiểm định và đạt kết quả kiểm định nhất định thì mới được mở các ngành của trình độ đại học, ngành đào tạo của trình độ đại học phải được kiểm định rồi mới được mở các ngành đào tạo thạc sỹ tương ứng, ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sỹ phù hợp.

Ngoài ra, việc mở ngành còn phải do hội đồng trường quyết định và theo đó, hội đồng trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác. Những người này sẽ xem xét việc xã hội có cần ngành học đó hay không, điều kiện đảm bảo chất lượng của trường có đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành học đó hay không. Điều đó có nghĩa rằng, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo đó không.

PV: Thời gian qua, đã xảy ra tình trạng nhiều trường đại học mở ngành với “tốc độ cao”, chưa tương xứng với tốc độ đầu tư đảm bảo điều kiện chất lượng, nhiều tên ngành đào tạo không hình dung được sự khác biệt với các tên ngành đã mở và vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp. Điều này sẽ được xử lý trong Luật sửa đổi như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn bao gồm: Ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tự chủ về học thuật không có nghĩa là không có sự quản lý, kiểm tra, giám sát. Khoản 4, Điều 33 về Mở ngành đào tạo có quy định: “Cơ sở GDĐH tự mở ngành khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền”.

Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, đảm bảo quyền lợi người học, Khoản 5 điều 33 của Luật cũng quy định: trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định tại Luật này. Nếu không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở GDĐH không được tiếp tục tuyển sinh, phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học.

Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng, nhiều trường đại học mở ngành, tuyển sinh ồ ạt, nhưng không đảm bảo chất lượng, thiếu hụt giáo viên, cơ sở vật chất dẫn tới đào tạo kém chất lượng, cho ra trường sinh viên không đáp ứng chuẩn đầu ra.

Luật cũng quy định quyền tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm giải trình. Cụ thể là: cơ sở GDĐH có trách nhiệm báo cáo, thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đúng các quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Những thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, học phí, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đều phải công khai trên kênh thông tin chính thức của trường để người học xã hội tham khảo, giám sát.

Luật cũng ghi rõ, nhà trường phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán, thực hiện công khai về chất lượng, mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo.

Điều đó có nghĩa là, các cơ sở GDĐH có trách nhiệm giải trình về các hoạt động mà nhà trường được tự chủ, trong các lĩnh vực: mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản.

Thay vì tập trung xử lý các sự vụ, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung xây dựng và ban hành chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch; quy định cơ chế tự chủ, các chuẩn chất lượng trong giáo dục đại học (bao gồm chuẩn cơ sở GDĐH, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý và các chuẩn khác) để tạo hành lang pháp lý, kiến tạo và định hướng phát triển GDĐH.

Nhà nước cũng có trách nhiệm xây dựng, quy định cơ chế huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GDĐH; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thông qua việc phân loại, thống kê ngành đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH đáp ứng nhu cầu thông tin cho cơ sở đào tạo, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định biện pháp công khai minh bạch thông tin, kiểm định chất lượng, thanh tra kiểm tra, xử ký vi phạm và công khai kết quả kiểm định, thanh tra để người học, các cơ quan quản lý có thẩm quyền và xã hội cùng giám sát.

Như vậy, với việc phân cấp, phân quyền rõ ràng như trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì những vấn đề về tuyển sinh, chỉ tiêu, mở ngành hoặc bổ nhiệm nhân sự, định mức học phí là trách nhiệm và quyền của các trường đại học. Bộ GD&ĐT xây dựng các chuẩn chất lượng, cơ chế, chính sách, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thúc đẩy cạnh tranh nâng cao chất lượng… và thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của xã hội để quản lý, phát hiện những cơ sở giáo dục vi phạm để áp dụng chế tài xử phạt theo đúng Luật định, công khai kết quả xử lý vi phạm để phòng ngừa chung.

PV: Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trong Luật có những quy định nào về trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của mình?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Có thể nói, Luật mới quy định cho cơ sở đào tạo các quyền tự chủ khá toàn diện về chuyên môn, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản và gắn với các quyền tự chủ đó là trách nhiệm giải trình. Tất cả đều hướng tới mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường được quy định trong nhiều nội dung tại các điều được sửa trong các chương IV, V, VI, VII về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quy định trực tiếp về vấn đề này tập trung ở Điều 50 về Trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc bảo đảm chất lượng GDĐH có quy định: các trường đại học phải xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của nhà trường. Xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở GDĐH.

Trong chu kỳ kiểm định theo quy định, nếu cơ sở GDĐH không thực hiện kiểm định chương trình hoặc kiểm định chương trình không đạt yêu cầu thì trường phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Sau 2 năm, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kiểm định lại nhưng không đạt thì cơ sở GDĐH phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó, phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

Trường cũng phải duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, gồm: đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác. Đây chính là căn cứ để thanh kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Hàng năm, trường phải có báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng theo kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, của cơ sở GDĐH và phương tiện thông tin đại chúng.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (ngày 25/1/2025, tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.

Tin khác

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động