Nâng cao thương hiệu lao động Việt
2 lao động Việt bị thương ở Hàn Quốc đang được theo dõi, điều trị tích cực | |
Đài Loan vẫn hấp dẫn cho lao động Việt Nam |
Thống kê từ đầu năm đến nay, đã có gần 120.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, Đài Loan và Nhật Bản là 2 thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ở những thị trường lao động trọng điểm này, chủ sử dụng rất thích tuyển chọn lao động Việt Nam bởi sự khéo léo, chăm chỉ và thích nghi nhanh.
Tư vấn hướng nghiệp việc làm cho sinh viên tại Ngày hội việc làm Báo lao động Thủ đô. Ảnh T.An |
Chính vì vậy, lao động Việt Nam, trong đó có lao động trình độ cao, ngày càng có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, thì ưu tiên hàng đầu là cần làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo lao động.
Dựa trên cơ sở yêu cầu của đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp cần hợp tác với các trường nghề để đào tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa trên cơ sở kết quả đầu ra trong việc đào tạo của các trường nghề để tuyển chọn những lao động có kỹ năng phù hợp yêu cầu của đối tác.
Để làm được chất lượng đào tạo, góp phần nâng thương hiệu lao động Việt, theo các chuyên gia các nhà hoạch định chính sách về lao động cần tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt các yếu tố, chắc chắn lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài sẽ tăng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lao động đòi hỏi trình độ của người lao động. Qua đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho những lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. |
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Sinh viên từ chính các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề sẽ là nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Song chất lượng lao động của chúng ta hiện nay đang ở mức thấp hơn các nước trong khu vực dẫn đến khó cạnh tranh với lao động quốc tế…
Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc nâng cao chất lượng lao động, ý thức bản thân người học, còn đòi hỏi phải có sự chung tay của cả nhà trường lẫn doanh nghiệp. Họ phải hợp tác với nhau để qua đó định hướng, bồi dưỡng kiến thức, thay đổi tư duy của học sinh sinh viên …
Thời gian tới, quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng, nhu cầu về số người lao động của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải tìm cách nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu, nâng cao thương hiệu lao động Việt Nam.
Để làm được chất lượng đào tạo, góp phần nâng thương hiệu lao động Việt, theo các chuyên gia các nhà hoạch định chính sách về lao động cần tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt các yếu tố, chắc chắn lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài sẽ tăng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lao động đòi hỏi trình độ của người lao động. Qua đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho những lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49