-->

Nâng cao đời sống văn hoá cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, thời gian qua, lĩnh vực văn hóa thể thao của quận Hai Bà Trưng có nhiều chuyển biến tích cực; các thiết chế về văn hoá được quan tâm, đầu tư; đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
nang cao doi song van hoa co so Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Bế giảng lớp hạt nhân văn hóa cơ sở
nang cao doi song van hoa co so Xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy giá trị di sản

Là một quận lõi của Thủ đô, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hai Bà Trưng đã và đang tập trung quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do cha ông để lại. Toàn quận hiện có 51 di tích lịch sử văn hóa và 22 di tích cách mạng kháng chiến, trong đó có 22 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp thành phố.

Chính quyền từ quận tới phường đều ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tập trung nguồn lực, tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và đông đảo nhân dân cùng chung tay góp sức, tham gia công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.

nang cao doi song van hoa co so
Quận Hai Bà Trưng tổ chức chức Chương trình Biểu diễn nghệ thuật tại Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2019, chào mừng kỷ niệm 58 năm thành lập quận (1961-2019).

Từ năm 2016 đến 2019, đã có 15 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư tu bổ tôn tạo là 200,503 tỷ đồng, trong đó kinh phí được huy động từ nguồn xã hội hóa là 138,658 tỷ đồng. Giai đoạn 2019 – 2020, tiếp tục triển khai tu bổ tôn tạo giai đoạn 2 di tích đình, đền chùa Hai Bà Trưng; dự án tu bổ tôn tạo di tích, giải phóng mặt bằng cụm di tích Quang Hoa, Pháp Hoa, Thiền Quang với tổng kinh phí ước tính 285,565 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt, những năm qua, công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trên địa bàn quận từng bước đi vào nề nếp. Quận Hai Bà Trưng quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đình Đồng Nhân; nhà khách, nhà tạo soạn chùa Viên Minh; đình Hòa Mã; đền Cơ Xá. Nhà khách chùa Hòa Mã, đường vào chùa Liên Phái đang tích cực triển khai, hoàn thiện bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Nhiều di tích trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh của quận Hai Bà Trưng. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản quốc gia, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt quần thể di tích Đền Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân vào dịp kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phó chủ tịch UBND quận Vũ Văn Hoạt nhấn mạnh: “Để bảo vệ, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trong đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ quận tới phường cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan, làm cho các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc quản lý, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Đặc biệt, hướng dẫn người trụ trì, người được uỷ quyền trông coi di tích thực hiện việc tu bổ, tôn tạo các di tích đảm bảo đúng quy định về thủ tục xin phép, duyệt thiết kế bản vẽ, chấp thuận của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội truyền thống, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và đời sống xã hội, tích cực thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích”.

Phong trào văn hoá, thể thao được nâng cao

Bên cạnh đó, việc quan tâm đến quản lý di sản, di tích, các thiết chế văn hoá của được quận Hai Bà Trưng chú trọng triển khai. Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có tổng số 217 địa bàn dân cư, 760 tổ dân phố (tính đến 15/10/2019). Toàn quận đang quản lý, sử dụng 113 nhà sinh hoạt cộng đồng (NSHCĐ) và 47 địa điểm sinh hoạt hội họp sử dụng cơ sở vật chất của các cơ quan đảng, chính quyền, các cơ sở tôn giáo thuộc quận, 15 điểm sinh hoạt nằm trong các khu chung cư. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, quận Hai Bà Trưng đã thực hiện đầu tư cải tạo và xây dựng mới 122 dự án NSHCĐ, với tổng mức đầu tư 199 tỷ đồng, trong đó, xây dựng mới 66 nhà sinh hoạt cộng đồng, (riêng năm 2019 -2020 là 43 dự án).

Phấn đấu đến năm 2020, sẽ có tổng số 159 nhà sinh hoạt cộng đồng trên 217 địa bàn dân cư, đảm bảo 100% địa bàn có nơi sinh hoạt cộng đồng và 73,27% địa bàn dân cư có nhà sinh hoạt cộng đồng độc lập. Về trang thiết bị, 95% NSHCĐ có các trang thiết bị cần thiết phục vụ các hội nghị, sinh hoạt của các tổ dân phố, hội đoàn thể và một số câu lạc bộ. Các nhà văn hóa, nhà SHCĐ sử dụng đúng mục đích phục vụ hội, họp, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư. Quận đang tiếp tục chỉ đạo rà soát, báo cáo Thành phố cho chuyển đổi mục đích sử dụng các điểm đất, các nhà vệ sinh công cộng không còn nhu cầu sử dụng để đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. Từ năm 2015 đến tháng 6/2019, đội kiểm tra liên ngành quận đã kiểm tra 153 lượt cơ sở, xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính 220,5 triệu đồng. Toàn quận đã tổ chức hơn 1.000 lượt ra quân kiểm tra rà soát tổng số 116 vị trí lắp dựng 167 quảng cáo, 7.282 biển hiệu, trong đó, nội dung đúng quy định 3.737 biển hiệu, đã xử lý tháo dỡ 3.571 biển hiệu, 33 quảng cáo vi phạm quy định, 11 chân khung không có nội dung quảng cáo cũ nát; xóa xé, tháo dỡ hơn 12.000 banner quảng cáo rao vặt vi phạm treo trên các gốc cây, cột điện, dán trên tường nhà gây mất mỹ quan đô thị.

Đặc biệt, các phong trào, hoạt động thể dục thể thao trong quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh. 460 câu lạc bộ thể dục thể thao được thành lập trên cơ sở tự nguyện đã thu hút được nhiều đối tượng từ người cao tuổi đến thanh thiếu nhi tham gia sinh hoạt. Hai Bà Trưng là một trong những đơn vị có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao xuất sắc của Thành phố. Từ 2016 đến nay, quận đã tổ chức 43 hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật, gồm 825 tiết mục, gần 3.000 diễn viên quần chúng thuộc mọi lứa tuối. Các đội tuyển nghệ thuật của quận tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, liên hoan do thành phố tổ chức, đạt 13 chương trình xuất sắc, 59 tiết mục giải A1 và A2.

Từ năm 2016 đến năm 2019, Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao quận phối hợp với các đơn vị Liên đoàn Lao động, Quận Đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức 164 giải thi đấu giao hữu thể dục thể thao, trao 304 giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích; tham gia 166 giải thi đấu Thành phố đạt tổng số 207 huy chương các loại. Năm 2017, quận đã tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao quận Hai Bà Trưng lần thứ IX, Quận đã tăng cường kêu gọi xã hội hóa cơ sở vật chất, triển khai lắp đặt 185 bộ dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời ở 14 phường phục vụ nhân dân.

Các hoạt động thể thao được quan tâm tổ chức từ quận tới cơ sở, tạo phong trào tập luyện thể thao rộng rãi trong cán bộ và nhân dân trong quận. Tính đến hết năm 2018, số người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên 45,7%, số gia đình thể thao đạt 32,6%. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng của quận Hai Bà Trưng đã có bước phát triển toàn diện, thu hút đông đảo cán bộ, người lao động, người dân ở mọi lứa tuổi tham gia, luyện tập. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động