Nâng cao đào tạo tài năng sáng tác văn học
Văn xuôi được mùa | |
"Hồi ức lính" đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội | |
Pháp tặng Huân chương Hiệp sĩ VHNT cho Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam |
Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp; PGS.TS, nhà văn Ngô Văn Giá; nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu phê bình Bùi Việt Thắng, nhà văn Sương Nguyệt Minh...
Toàn cảnh hội thảo. |
Các đại biểu đã chỉ ra không ít khó khăn trong công tác đào tạo tài năng sáng tác văn học hiện nay, do xu hướng vận động của xã hội, viết văn không được coi là một nghề mưu sinh hiệu quả, hoặc do quan niệm viết văn cốt để nổi tiếng chứ không phải viết vì nhân tâm, vì xã hội... Thêm nữa, các cơ sở đào tạo tài năng sáng tác văn học đang mất dần sức hấp dẫn vốn có, phần do cơ chế đầu tư cơ sở vật chất, phần do chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, theo PGS.TS, nhà văn Ngô Văn Giá, nhìn lại quá trình lịch sử gần 40 năm (1979 đến nay) đào tạo sinh viên viết văn tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, mỗi thời có những thuận lợi và khó khăn nhất định, nhưng thời nào cũng có những gương mặt nổi bật. Chỉ tính riêng từ khóa 8 (2006) đến nay (đã đến khóa 15), có 7 khóa ra trường. Trong số này, đã nổi lên một số gương mặt trẻ có uy tín tham dự vào diện mạo văn học chung của đất nước như Cấn Vân Khánh, Đinh Ngọc Hùng, Đoàn Văn Mật, Vũ Thị Huyền Trang, Du Nguyên, Lữ Mai, Khúc Hồng Thiện, Hoàng Chiến Thắng, Đinh Phương, Phạm Thị Thanh Thúy, Vũ Kim Nhung, Tru Sa..., chưa kể nhiều nhà báo xuất sắc.
Dù vậy, trước những khó khăn trong công tác đào tạo tài năng sáng tác văn học, thông qua các tham luận, trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia đã góp ý về tiêu chí tuyển chọn sinh viên được đào tạo tài năng và tiêu chí mời giảng dạy lớp sinh viên tài năng, đáp ứng yêu cầu của "Dự án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực sáng tác văn học giai đoạn 2017 - 2030". Trong đó, việc người học là ai, tuyển chọn thế nào, chế độ kiểm định và thanh lọc ra sao... thực sự là những câu hỏi cần có lời giải đáp.
Bên cạnh việc mời các giáo viên dạy tri thức nền, các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình có uy tín, câu hỏi đặt ra là có được mời những nhà trí thức thuộc các lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và kinh tế... không, bởi hành trang cho một người sáng tạo là vô cùng rộng rãi, đa dạng. Còn rất nhiều vấn đề cần đặt ra như chương trình đào tạo, điều kiện ăn ở, thực tế thực tập, tham quan, giao lưu, công bố xuất bản, biên dịch..., tuy nhiên, khuôn khổ hội thảo chưa cho phép bàn sâu những nội dung này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05