-->

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nông thôn chuyển mình

Mới đây, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định nông thôn mới nâng cao tại 4 xã: Văn Tự, Thắng Lợi, Tự Nhiên, Hòa Bình (huyện Thường Tín). Trong đó, xã Thắng Lợi hiện có gần 20 công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ; 310 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thường xuyên giải quyết việc làm cho 95% số lao động địa phương. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt gần 69 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ nghèo.

Còn xã Tự Nhiên đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2017. Các năm sau đó, xã tiếp tục đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, Tự Nhiên có 2 tuyến đường liên xã, 9 tuyến đường liên thôn và 131 tuyến đường ngõ, xóm đều được cứng hóa, khang trang, thuận lợi cho nhân dân đi lại; cả 3 trường công lập đều đạt chuẩn quốc gia…

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới
Trong quá trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày. (Ảnh: Kim Tiến)

Tại xã Hòa Bình, từ năm 2012 đến năm 2023, địa phương đã huy động được hơn 356 tỷ đồng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Hiện, các thôn của xã đều có nhà văn hóa; 100% số thôn có điểm vui chơi công cộng, có thiết bị thể dục - thể thao ngoài trời…

Tại xã Văn Tự, khi xây dựng nông thôn mới nâng cao, địa phương cũng chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Điện, đường, trường, trạm, các công trình văn hóa, tâm linh trên địa bàn thường xuyên được trùng tu, tôn tạo...

Tại hội nghị thẩm định nông thôn mới nâng cao ở 4 xã, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn khẳng định, 4 xã trên của huyện Thường Tín đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; đề nghị các xã và huyện tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo thành phố xét, công nhận xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2023.

Có thể thấy, về huyện Thường Tín hôm nay, diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi, minh chứng cho thành quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện những năm qua. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đang chuyển mình theo chiều sâu chất lượng, đời sống người dân ngày một nâng cao; kinh tế - xã hội, văn hóa phát triển toàn diện.

Ông Từ Đức Mạnh - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết: Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín đã và đang đi vào chiều sâu với sự đổi thay toàn diện, thực tiễn. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều vùng chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả... mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nguồn thu nhập và đời sống cho người dân địa phương.

Điển hình là vùng chuyên canh lúa hàng hóa tập trung tại các xã: Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại các xã: Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản tại các xã: Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến. Đặc biệt, toàn huyện có 6 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết tạo chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển, tạo sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.

Một trong những điểm nổi bật khác của huyện Thường Tín là hệ thống đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, xóm... đều đã được thảm nhựa, bê tông hóa, đạt 100%; hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp bốn dột nát; 79 trường học của huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Đặc biệt, điểm thành công trong xây dựng nông thôn mới của huyện là bảo tồn các giá trị văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là bảo tồn giá trị văn hóa, với các công trình tiêu biểu như: Văn Từ Thượng Phúc - Nơi thờ phụng, vinh danh 68 Nhà khoa bảng của huyện Thường Tín; Khu Lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi…

Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí

Không chỉ tại huyện Thường Tín, thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp chính quyền, ban, ngành và người dân thành phố Hà Nội đã tham gia tích cực.Nhờ đó, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày, cuộc sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện và nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả, thực chất và bền vững luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và người dân thành phố Hà Nội.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy khi Hà Nội triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chính là không chỉ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông thường mà còn đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhằm tạo sinh kế cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, thực chất và bền vững.

Trước đó, Thành ủy Hà Nội có Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy.

Trên cơ sở này, cả hệ thống chính trị cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Nhờ được quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư nên chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của Hà Nội đã phát triển khá đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp, các làng nghề có nhiều bước phát triển, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, doanh thu lẫn giá trị sản xuất tăng cao…

Những thành quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội đã mang lại nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức đòi hỏi cần phải sớm giải quyết, nhất là tốc độ đô thị hóa. Vì vậy, việc quy hoạch, đặc biệt đối với các huyện, thị xã sẽ lên quận trong tương lai đòi hỏi cần phải nghiên cứu, tính toán, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa để thích ứng phù hợp với đô thị.

Cùng với đó là vấn đề môi trường, việc thu gom rác thải, xử lý nước thải, nhất là nước thải ở các làng nghề... cũng đặt ra cho chính quyền các cấp ở Hà Nội những “bài toán” không hề đơn giản. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, khai mở tiềm năng, lợi thế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội sẽ là những thách thức không nhỏ, đòi hỏi Thủ đô cần có những cách làm phù hợp.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động