--> -->

Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần chủ động trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, để người dân có cách nhìn tích cực hơn vào công tác cải cách hành chính, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều nội dung nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân...
Mong người dân thấu hiểu, chia sẻ để Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ công Hơn 233.000 thí sinh thi “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” Hà Nội: Hơn 1,5 triệu người thi tìm hiểu về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Ghi nhận tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, để quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không làm ảnh hưởng tiến độ công việc, yêu cầu của cá nhân, tổ chức, UBND phường Quán Thánh xây dựng Kế hoạch thực hiện “Chuyển đổi số - Nhanh gọn - Hiệu quả" tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận Một cửa).

Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả Dịch vụ công liên thông trên địa bàn phường, UBND phường thành lập Tổ hỗ trợ đăng ký dịch vụ công liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính gồm: 1 công chức Tư pháp - hộ tịch; 1 công chức Văn phòng - thống kê; 2 đoàn viên thanh niên, 1 dân quân thường trực.

Khi công dân đến UBND phường thực hiện đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, sẽ được Tổ hỗ trợ thực hiện đăng ký tài khoản Dịch vụ công, hướng dẫn kích hoạt tài khoản VneID mức 2 trên điện thoại di động, đăng ký hồ sơ liên thông trên cổng dịch vụ công quốc gia. Tổ hỗ trợ sẽ hướng dẫn công dân chuẩn bị hồ sơ, đăng ký trên phần mềm DVC quốc gia, hoàn thiện việc đăng ký hồ sơ liên thông trong thời gian ngắn nhất.

Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công
UBND phường và Đoàn Thanh niên phường đã bố trí hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến, từng bước tạo thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính

Theo bà Đoàn Kim Thanh - Phó Chủ tịch UBND phường Quán Thánh, khi thực hiện mô hình “Chuyển đổi số - Nhanh gọn - Hiệu quả” sẽ rút ngắn thời gian giải quyết 4 thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp - hộ tịch, trả kết quả ngay trong buổi làm việc và trong ngày làm việc.

“Bằng việc đặt mình vào vị trí của người dân, hiểu được mong muốn của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, UBND phường kỳ vọng mô hình “Chuyển đổi số - Nhanh gọn - Hiệu quả" tại bộ phận Một cửa sẽ đạt được hiệu quả cao, mang đến lợi ích thiết thực cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn”, Phó Chủ tịch UBND phường Quán Thánh cho biết...

Có mặt tại bộ phận Một cửa UBND phường Quán Thánh, bà Nguyễn Thị Thịnh (người dân trên địa bàn) rất phấn khởi cho biết, thủ tục hành chính ngày càng giản tiện khiến người dân không còn gặp khó khăn, hoặc phải “vượt cấp” hoặc đi lại quá nhiều để hoàn thiện thủ tục hành chính như trước kia. Những năm trước, nếu đi công chứng giấy tờ tôi phải chờ đợi vài tiếng đến cả buổi. Hiện nay thông qua Cổng dịch vụ công, chúng tôi được giải quyết và quy trình rất nhanh, gọn...

"UBND phường và Đoàn Thanh niên phường đã bố trí hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến, từng bước tạo thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính, giúp giảm thời gian đi lại của công dân…", bà Nguyễn Thị Thịnh chia sẻ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công
UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo triển khai chuyển đổi số tại tất cả các phường.

Không chỉ phường Quán Thánh, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo triển khai chuyển đổi số tại tất cả các phường trên địa bàn. Tại bộ phận Một cửa của tất cả các phường đều có biển ghi mã quét QR. Khi quét mã QR, người dân có thể “chấm điểm” công chức phường về thái độ giải quyết công việc cho công dân.

Được biết, quận Ba Đình đã tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển đổi số, số hóa trước tiên ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp người dân như: Hộ tịch - tư pháp, đất đai, Lao động - Thương binh và Xã hội, đô thị, di tích; y tế, thanh toán không dùng tiền mặt...

Cùng với đó, quận đã triển khai số hóa các văn bản của quận, thành phố để phục vụ hoạt động điều hành nội bộ liên thông từ quận tới phường. Trong quá trình triển khai, quận đã chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo thuận lợi cho người dân. Người dân được tham gia vào quá trình thực thi và phản biện chính sách; từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.

Tin khác

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì (Hà Nội) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Khí thế mới ở Nam Phù

Khí thế mới ở Nam Phù

Hướng tới Đại hội Đảng các cấp, tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo và khát vọng xây dựng chính quyền phục vụ đang lan tỏa trong mỗi cán bộ, đảng viên và người dân xã Nam Phù.
Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Những ngày tháng Bảy, trên khắp các địa phương ngoại thành Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã và đang được triển khai nhằm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó, chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí được tổ chức rộng khắp, không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động