-->

Muốn sản xuất “lớn”, phải làm được cái “bé”

Nhìn diện mạo đô thị nói chung, đặc biệt các đô thị lớn, có thể nói chúng ta đã có được những bước tiến dài. Dưới ánh điện lung linh, những khu đô thị mới, khu cao ốc “sừng sững” nguy nga chẳng khác gì những đô thị tại các nước phát triển. Tuy nhiên, dạo trên những con phố, ngắm nhìn những gì xung quanh, chúng ta vẫn có những điều trăn trở để nghĩ suy.
Cơ hội đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh Phát triển nông nghiệp, cần chuyển đổi "tư duy sản xuất" sang "tư duy kinh tế" VinFast đầu tư cơ sở sản xuất xe điện và pin tại Tamil Nadu, Ấn Độ

Những dòng xe (ô tô, xe máy) nối đuôi nhau kẹt cứng trên phố, nhìn thoáng qua cũng chỉ là các thương hiệu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Ý…, dù giờ đã có thương hiệu xe của Việt Nam – Vinfast, dù định hình phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có từ những năm 2000 của thế kỷ trước. Các sản phẩm điện tử, đa số đều gia công cho các đối tác nước ngoài. Tất nhiên, đây là những sản phẩm cơ khí và công nghệ cao phải mất cả thế kỷ mới có thế hình thành nên nền công nghiệp như vậy. Trong khi, nước ta vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện công cuộc đổi mới gần được 40 năm thì khó có thể so sánh với các nước phát triển.

Muốn sản xuất “lớn”, phải làm được cái “bé”
Con đường dẫn đến thịnh vượng ngoài khai thác nguồn tài nguyên cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất được những loại sản phẩm thị trường cần; đồng thời đi tắt, đón đầu nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (Ảnh Cầu Nhật Tân về đêm-LĐ)

Tuy nhiên, có những thứ đơn giản hơn, đặt nền móng để thành nước công nghiệp không quá khó, thì chúng ta vẫn chưa làm được, hoặc không làm được. Vừa qua, có dịp đi chợ đêm Hà Nội (đoạn phố Đồng Xuân), nơi đây đa số bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng trang sức, quần áo phục vụ khách du lịch… “Nhìn trước, ngó sau” đa số có xuất xứ nước ngoài. Cái hay của những sản phẩm này là mẫu mã đẹp, giá lại rẻ. Tại một quầy bán các sản phẩm hoa tai, 4 bộ giá chỉ 100 ngàn đồng. Hỏi chủ quán, thì được biết xuất xứ Trung Quốc. Các loại áo ấm mùa đông, khăn choàng cũng vậy, giá rẻ mẫu mã rất đẹp…

Nhìn những sản phẩm được bày bán vốn đơn giản như trên, tự hỏi, tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không làm? Hay không làm được? Trong khi những sản phẩm phục vụ khách du lịch đơn giản như thế đa số hàng hóa có xuất xứ nước ngoài thì những sản phẩm cao cấp như ô tô, điện tử, công nghệ cao thành sân chơi riêng của các tập đoàn, thương hiệu nước ngoài là đương nhiên.

Vẫn biết, dù gì đi chăng nữa đất nước cũng chưa bao giờ có được như ngày hôm nay, cộng đồng doanh nghiệp cũng có bước tiến dài như thế. Song điểm lại, đa số vẫn là những doanh nghiệp thiên về khai thác giá trị gia tăng từ tài nguyên (bất động sản, khoáng sản), các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghiệp cơ bản (giao thông, điện…), số doanh nghiệp chuyên về sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn như Vinamilk rất hiếm; số doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ như Viettel, FPT không nhiều.

Muốn sản xuất “lớn”, phải làm được cái “bé”
Ở chợ đêm, rất nhiều mẫu trang sức có xuất xứ từ nước ngoài đẹp về kiểu dáng, rẻ về giá thành được khách hàng ưa chuộng, trong khi không thấy các sản phẩm sản xuất trong nước.

Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa; các mô hình hợp tác xã cũng chỉ thiên về sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Để tạo ra những sản phẩm rẻ về giá thành, đẹp về mẫu mã phục vụ thiết thực cuộc sống, được người tiêu dùng ưa chuộng như nói ở trên rất hiếm.

Để đất nước trở nên hưng thịnh, đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào khai thác tài nguyên và các nền công nghiệp cơ bản (nước nào cũng có), mà cần tiến lên làm chủ công nghệ cao và đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Nhìn những gì bày bán ở chợ đêm, cũng là cách chúng ta hoạch định lại chiến lược phát triển.

L.Hà

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động