Muối và đường: Ăn bao nhiêu là đủ?
Đường - kẻ giết người ngọt ngào
Theo Tổ chức Y tế Thế giới lượng đường sử dụng hàng ngày không nên quá 10% lượng năng lượng (calo) hàng ngày, hoặc tốt hơn - không quá 5%.
Để thuận tiện, chúng tôi đã tính lại các tỷ lệ phần trăm này thành các grams và teaspoons cụ thể (xem bảng). Nhưng đây không chỉ là đường mà chúng ta bổ sung vào đồ uống và thức ăn, mà cả đường có trong sản phẩm mà chúng ta sử dụng.
Rất khó để đánh giá lượng đường trên nhãn sản phẩm, nhưng có thể ước tính xấp xỉ. Nếu đường được chỉ định gần đầu trên nhãn của sản phẩm, thì chắc chắn là rất nhiều. Nếu ở cuối - ít hơn một chút. Và hãy nhớ rằng đường bao gồm đường thông thường, đường dextrose, glucose, fructose và nhiều chất khác.
Liệu có thể làm việc mà không cần đường? Xét cho cùng nó cần để cung cấp năng lượng, giúp bộ não làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng đường tinh chế. Bởi đường được tìm thấy trong trái cây và quả mọng, mật ong, cũng như từ các nguồn thực phẩm chính là ngũ cốc, bánh mì, khoai tây và các thực phẩm khác có tinh bột.
Đường glucose là một trong những thành phần chính mà tinh bột chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa. Và lượng glucose này đủ cho não và toàn bộ cơ thể.
Muối - cái chết trắng
Các tính toán của các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy giảm lượng muối ăn khoảng 3 gam mỗi ngày, tức là nửa muỗng cà phê, có thể ngăn ngừa hơn 90.000 ca tử vong ở Mỹ, và khoảng 100.000 nhồi máu cơ tim.
Hầu hết các ca tử vong đều liên quan đến chứng cao huyết áp: muối góp phần làm tăng huyết áp, do đó làm tăng sự nguy cơ xơ vữa động mạch, là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim và đột quỵ, cũng như bệnh mạch vành, suy tim.
Muối còn làm tăng nguy cơ tử vong theo những cách khác. Người ta đã chứng mình được rằng ăn quá muối làm tăng 15% nguy cơ ung thư. Ở đây, chúng ta đang nói đến khối u ở dạ dày, ruột và phổi.
Có một loại vi khuẩn - Helicobacter pylori, sống trong dạ dày của nhiều người, góp phần phát triển không chỉ là loét dạ dày, mà còn ung thư dạ dày. Nhờ muối, vi khuẩn này sẽ "năng động" và tái sinh tốt hơn. Vì vậy những người ăn nhiều muối đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của Helicobacter.
Một căn bệnh chết người khác có thể liên quan đến muối là gãy xương hông. Chấn thương như vậy thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Vì bất động, nhiều người trong số họ nhanh chóng tử vong. Vì vậy, ăn quá nhiều muối dẫn đến mất canxi, gây ra loãng xương (làm yếu mô xương) và do đó làm tăng nguy cơ gãy xương bệnh lý, trong đó chấn thương gân chậu là nặng nhất.
Làm thế nào bạn có thể tìm ra bao nhiêu muối có thể được thêm vào thực phẩm khi nấu ăn? Ở nhiều nước, bao bì cung cấp thông tin chi tiết về muối trong sản phẩm. Người ta sẽ không ghi là muối, mà sẽ ghi là natri- thành phần trong muối.
Đây chính là thành phần có hại nhất trong muối. Natri giữ nước trong cơ thể, gây co thắt mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Lượng natri có thể sử dụng hàng ngày là 2.400 mg - có trong 6gram muối (tương đương với 1 muỗng cà phê).
Theo Hoàng Hường/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02