--> -->

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022

Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 7,07% Chỉ số CPI cả nước tăng nhẹ, Hà Nội giảm nhẹ trong tháng 4 CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022

Tháng 5 nhiều nhóm hàng tăng CPI

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, so với tháng 4, CPI tháng 5 tăng 0,38%, trong đó khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm hàng giảm giá.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,28% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm hàng giảm giá.

Giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá mỳ sợi, mỳ, phở tăng 0,85% so với tháng trước; bột mì tăng 0,8%;bánh mì tăng 0,53%;bún, bánh phở, bánh đa tăng 0,33%; miến tăng 0,32%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,31%.

Giá thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyểntăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà tăng 1,12%; thịt gia cầm khác tăng 0,69%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%. Bên cạnh đó, giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.

Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng, trong đó giá cá tăng 0,13%; giá tôm tăng 0,24%; giá thủy hải sản tươi sống khác tăng 0,25%. Theo đó, giá thủy sản chế biến tháng 5 tăng 0,24% so với tháng trước.

Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước, tính đến ngày 24/5, giá thịt lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 54.000-60.000 đồng/kg. Theo đó, thịt chế biến tăng 0,3% so với tháng trước.

Riêng nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 0,39% so với tháng trước, chủ yếu do giá rau muống giảm 4,25%; đỗ quả tươi giảm 1,38%; rau dạng củ, quả giảm 1,62% vì vào chính vụ nên nguồn cung nhiều.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 5 tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng. Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 5 tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "zero Covid" từ Trung Quốc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,25%; mũ nón tăng 0,2%; dịch vụ may mặc tăng 0,25%; dịch vụ giày, dép tăng 0,4%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 5 giảm 0,13% so với tháng trước chủ yếu do giá gas giảm 5,38% so với tháng trước. Nguyên nhân do từ ngày 1/5, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 29.000 đồng/bình 12kg sau khi giá gas thế giới giảm 95 USD/tấn (từ mức 950 USD/tấn xuống mức 855 USD/tấn).

Bên cạnh đó, một số mặt hàng trong tháng có giá tăng so với tháng trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,66% do giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép phế liệu… tăng; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu và than đá tăng cao. Ngoài ra, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng.

Giá dầu hỏa tăng 3,95% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 4/5, 11/5 và 23/5. Giá điện sinh hoạt tháng 5 tăng 0,7% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 1,03% do nhu cầu sử dụng tăng khi thời tiết chuyển sang hè.

Các nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình, dịch vụ giao thông, giáo dục, văn hóa, giải trí, du lịch đều tăng. Ở chiều ngược lại, thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa khiến giá hoa tươi giảm mạnh, cụ thể giá nhóm hoa, cây cảnh giảm 1,59%.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so với tháng 4/2022 do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5 giảm 0,52% so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm tăng 6,48%.

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng năm 2022
CPI nhóm du lịch tăng trong tháng 5

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5. Tính đến ngày 25/5, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,53 điểm, tăng 2,78 điểm so với tháng trước.

Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.147 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5 tăng 0,65% so với tháng trước và tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm giảm 0,49%.

CPI 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021. Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm, đó là: giá xăng dầu được điều chỉnh 13 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 7.360 đồng/lít; xăng E5 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít.

Bình quân 5 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 49,95% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, 5 tháng đầu năm tăng 26,67% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,28 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 5 tháng tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm.

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 5 tháng đầu năm tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thực phẩm 5 tháng đầu năm giảm 0,73% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,16 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 20,8%; giá nội tạng động vật giảm 10,06%; giá thịt chế biến giảm 4,23%.

Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,71% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,2 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,56% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ (gọi tắt là Nghị định 70), trong đó có những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên. Các quy định của Nghị định 70 tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh, trong đó có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh.
Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Kết luận Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 nêu rõ, Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên còn một số tồn tại liên quan đến thẩm định, quyết định cho vay; việc kiểm tra sử dụng tiền vay; hướng dẫn nội bộ cụ thể về việc cộng thêm lãi suất huy động cho khách hàng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Từ 15h hôm nay (10/7), giá xăng và dầu đồng loạt tăng. Trong đó, dầu diesel tăng mạnh nhất, lên tới 429 đồng/lít.
Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều vấn đề xã hội lớn được giải quyết hiệu quả; việc sáp nhập thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới đã và đang tạo đà để Thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, sớm trở thành “siêu đô thị” như định hướng của Trung ương.
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Với quy mô 300 gian hàng cùng sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp, Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế thông qua các cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác kinh doanh trực tiếp với các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu nước ngoài.
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới. Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng.
Nhiều chính sách mới về thuế có lợi cho doanh nghiệp ô tô

Nhiều chính sách mới về thuế có lợi cho doanh nghiệp ô tô

Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.
Giá xăng dầu hôm nay (10/7): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/7): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/7), giá dầu thế giới tăng khi các nhà đầu tư đánh giá tác động từ nhu cầu xăng tăng mạnh tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 4 cent, tương đương 0,06%, giá dầu WTI tăng 5 cent, tương đương 0,07%.
Tỷ giá USD hôm nay (10/7): Giá bán USD tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (10/7): Giá bán USD tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (10/7): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết bằng hoặc nâng lên cao hơn phiên trước. Chỉ số USD index quanh mức 97,49 điểm.
Giá vàng hôm nay (10/7): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay (10/7): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay (10/7): Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm về dưới mức 121 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.315 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động