--> -->

Một số điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Quy chế và công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, thành công đã đạt được từ những năm trước; tuy nhiên sẽ điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục khó khăn, bất hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo (CSĐT)…
Không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế, đi lại Phân tuyến hợp lý, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh Quyết tâm tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chất lượng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

Theo đó, Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Quy chế tuyển sinh điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn, bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các CSĐT, hoàn thiện chính sách về tuyển sinh, bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh và công bằng giữa các CSĐT, cũng như tạo sự minh bạch và đồng thuận trong xã hội.

Dự kiến một số điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Thứ nhất, thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Thứ hai, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các CSĐT, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định. Cụ thể là từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT. Việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các CSĐT) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (như năm 2021) và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của CSĐT. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển.

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập (giảm thủ tục cho các trường THPT), giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều CSĐT khác nhau. Các CSĐT có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường; từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng CSĐT, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành; trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của CSĐT.

Dự kiến một số điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng
Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, thành công đã đạt được từ những năm trước. (Ảnh minh họa).

Thứ bảy, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên, tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

Ngày 16/5, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Tại Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức trong chiều 16/5, bên cạnh chia sẻ từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hội nghị cũng dành thời gian lắng nghe tiếng nói từ các nhà khoa học, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

Ngày 16/5, tại Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Hội nghị đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối các trường tiểu học trên địa bàn quận trong năm học 2024 - 2025. Hội nghị diễn ra với tinh thần công khai, dân chủ, thu hút sự tham gia của Chủ tịch Công đoàn các trường tiểu học trên địa bàn quận.
Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Với 2.100 công đoàn viên tại 17 cơ sở, chiếm gần 80% tổng số cán bộ nhân viên, Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được các Công đoàn cơ sở và công nhân, lao động trực thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Tại Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức trong chiều 16/5, bên cạnh chia sẻ từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hội nghị cũng dành thời gian lắng nghe tiếng nói từ các nhà khoa học, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy động lực cống hiến trong cộng đồng

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy động lực cống hiến trong cộng đồng

Chiều 16/5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 năm 2025 với chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”.
Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 16/5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động